Ông Tim Leelahaphan, Chuyên gia kinh tế Việt Nam và Thái Lan, Ngân hàng Standard Chartered - Ảnh: VGP/MT
Quý IV dự kiến tăng trưởng ở mức 6,9%. Dự báo GDP năm 2025 vẫn ở mức 6,7%, với mức tăng trưởng dự kiến 7,5% trong nửa đầu năm và 6,1% nửa cuối năm so với cùng kỳ năm trước.
Theo các chuyên gia kinh tế của ngân hàng Standard Chartered, động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tương đối mạnh mẽ, với sự cải thiện trong nhiều lĩnh vực bao gồm xuất nhập khẩu, bán lẻ, bất động sản, du lịch, xây dựng và sản xuất. Sự phục hồi thương mại và hoạt động kinh doanh gia tăng cùng đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ là động lực tăng trưởng chính trong năm 2025 và xa hơn nữa.
Trong 9 tháng đầu năm 2024, FDI giải ngân tăng 8,0% so với cùng kỳ, trong khi FDI cam kết tăng 12,0% so với cùng kỳ. Tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất là động lực chính giúp kinh tế Việt Nam tiếp tục mở rộng, với mức tăng trưởng xuất khẩu đạt 15% so với cùng kỳ.
Lạm phát đã chậm lại trong thời gian gần đây và Ngân hàng duy trì dự báo lạm phát cho năm 2024 và 2025 ở mức lần lượt là 3,7% và 3,8%. Ngân hàng dự báo lạm phát quý IV ở mức 3,1% so với cùng kỳ (quý III ở mức 3,5%). Giá dịch vụ giáo dục, nhà ở và vật liệu xây dựng, chăm sóc sức khỏe và thực phẩm vẫn là nguyên nhân gây áp lực gia tăng lạm phát.
Ông Tim Leelahaphan, Chuyên gia kinh tế Việt Nam và Thái Lan, Ngân hàng Standard Chartered, chia sẻ "Mặc dù áp lực kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn vẫn có thể tồn tại, nhưng chúng tôi cho rằng khả năng hoạt động của nền kinh tế đang tốt hơn so với kỳ vọng của thị trường. Việc Chính phủ đang đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế có thể giúp duy trì lãi suất ở mức thấp trong thời gian tới và các động thái của Fed cũng sẽ là yếu tố trọng yếu ảnh hưởng đến các quyết định chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Chúng tôi kỳ vọng lãi suất sẽ tăng thêm 50 điểm cơ bản vào năm tới, thay vì vào quý IV4 năm 2024 như đã dự báo trước đây".
Standard Chartered dự báo việc cắt giảm lãi suất của Fed sẽ làm đồng USD yếu hơn trong vài quý tới, qua đó dẫn đến tỷ giá quy đổi USD/đồng Việt Nam ở mức 24.500 vào cuối năm 2024 và 24.300 vào giữa năm 2025.
MT
Nguồn "Cổng Thông tin điện tử Chính phủ"Thận trọng và chủ động vào thời điểm này sẽ giúp Việt Nam bảo vệ hàng xuất khẩu sang EU và giữ gìn uy tín quốc tế của hàng hóa Việt Nam trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng biến động
Theo Quyết định 914/QĐ-BCT của Bộ Công Thương, mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cao nhất là 37,13% đối với hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc và 15,67% đối với hàng hóa xuất xứ từ Hàn Quốc…
Ấn Độ đang vạch ra kế hoạch áp thuế thương mại toàn diện chỉ một tuần sau khi Tổng thống Donald Trump áp thuế đối với tất cả nhôm và thép nhập khẩu của Mỹ
2025 sẽ là một năm có nhiều thách thức nhưng cũng đầy cơ hội đối với ngành thép Việt Nam.
Việc Mỹ áp thuế lên mặt hàng thép vừa tạo cơ hội trong ngắn hạn nhưng cũng tạo sức ép lên ngành thép Việt Nam.
TCCT Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định về việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Trung Quốc, mức thuế tạm thời từ 19,38% đến 27,83%
(VNF) - Năm 2024 đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam khi GDP danh nghĩa đạt khoảng 476,3 tỷ USD, tốc độ tăng tưởng 7,09%
Copyright All @2019 - CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ TÂY NINH