Ấn Độ đang vạch ra kế hoạch áp thuế thương mại toàn diện chỉ một tuần sau khi Tổng thống Donald Trump áp thuế đối với tất cả nhôm và thép nhập khẩu của Mỹ.
Thị trường thép toàn cầu đang phải đối mặt với làn sóng biến động khi nhiều quốc gia đưa ra các biện pháp bảo hộ để chống lại làn sóng thép nhập khẩu, đặc biệt là từ nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới là Trung Quốc.
Theo một tuyên bố vào thứ Ba (18/3), Bộ Thương mại Ấn Độ đã đề xuất mức thuế bảo hộ tạm thời là 12% đối với nhiều loại sản phẩm thép. Các biện pháp bảo hộ được sử dụng "trong thời điểm nhập khẩu tăng, bất lợi và không lường trước được gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại vĩnh viễn cho ngành công nghiệp trong nước", tuyên bố của Bộ cho biết.
Là nhà sản xuất thép lớn thứ hai thế giới, Ấn Độ cùng với các quốc gia từ châu Á đến châu Âu và châu Mỹ Latinh đang tìm kiếm biện pháp giảm áp lực từ thuế quan của Mỹ. Cuộc khủng hoảng bất động sản của Trung Quốc đã khiến kim ngạch xuất khẩu thép của nước này tăng vọt, thúc đẩy tình trạng dư thừa toàn cầu vào thời điểm nhu cầu sụt giảm và mức thuế 25% của Tổng thống Trump có nguy cơ đẩy thép sang các thị trường khác.
Theo quyết định sơ bộ sau cuộc điều tra của cơ quan thương mại Ấn Độ, thuế quan đề xuất đối với hàng nhập khẩu của nước này sẽ được áp dụng trong thời hạn 200 ngày. Phán quyết cuối cùng sẽ được đưa ra sau 30 ngày tham vấn và phiên điều trần công khai.
"Về thị trường trong nước, chúng ta đang chứng kiến rất nhiều công suất mới nên sẽ có một số hỗ trợ ngay bây giờ vì những khoản thuế này", Shankhadeep Mukherjee, nhà phân tích tại CRU Group cho biết.
Mặc dù các nhà sản xuất thép của Trung Quốc đã giảm sản lượng, nhưng nước này vẫn sản xuất nhiều thép hơn nhu cầu trong nước và xuất khẩu đã tăng lên mức cao nhất trong 9 năm vào năm 2024. Ấn Độ cũng lưu ý đến tác động của nhiều biện pháp bảo hộ thương mại trên toàn thế giới, cũng như nhu cầu chậm lại và công suất thép tăng trưởng rộng rãi hơn trên khắp châu Á.
"Có những trường hợp nghiêm trọng, trong đó bất kỳ sự chậm trễ nào trong việc áp dụng các biện pháp bảo hộ tạm thời đều có thể gây ra thiệt hại khó có thể khắc phục", bộ này cho biết.
Sản lượng thép của Ấn Độ đã tăng nhanh trong thập kỷ qua, mặc dù sản lượng năm ngoái của nước này vẫn chỉ bằng khoảng 15% so với Trung Quốc. Các nhà sản xuất của Ấn Độ cũng đang có kế hoạch mở rộng sản xuất trong dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đô thị hóa và công nghiệp hóa của đất nước.
Nếu được áp dụng, mức thuế này sẽ hỗ trợ cho nhóm các nhà sản xuất thép đã yêu cầu điều tra thông qua Hiệp hội Thép Ấn Độ. Một số nhà sản xuất đã yêu cầu chính phủ áp dụng thuế bảo hộ trong vòng bốn năm.
Nguồn: Tin nhanh chứng khoán
2025 sẽ là một năm có nhiều thách thức nhưng cũng đầy cơ hội đối với ngành thép Việt Nam.
Việc Mỹ áp thuế lên mặt hàng thép vừa tạo cơ hội trong ngắn hạn nhưng cũng tạo sức ép lên ngành thép Việt Nam.
TCCT Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định về việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Trung Quốc, mức thuế tạm thời từ 19,38% đến 27,83%
(VNF) - Năm 2024 đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam khi GDP danh nghĩa đạt khoảng 476,3 tỷ USD, tốc độ tăng tưởng 7,09%
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký các văn kiện chính thức về việc áp thuế 25% với thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ từ mọi quốc gia trên thế giới.
TCCT Tết Nguyên đán Ất Tỵ diễn ra trong tháng 1/2025 nên số ngày làm việc ít hơn so với tháng trước và cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 01/2025 ước tính giảm 9,2% so với tháng trước và tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,6%.
Công ty Gebr. Heller Maschinenfabrik đã giới thiệu hai mẫu máy CNC (1) ngang – dòng F
Copyright All @2019 - CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ TÂY NINH