Thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, ngày 21/02/2025, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 460/QĐ-BCT về việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc).
Theo đó, mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng với hàng hóa bị điều tra từ Trung Quốc là từ 19,38% đến 27,83%.
Trong quá trình điều tra vụ việc, thực hiện theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương, Bộ Công Thương đã phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét và đánh giá kỹ lưỡng tác động của hành vi bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu đối với hoạt động của ngành sản xuất trong nước, mức độ bán phá giá của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Ấn Độ và Trung Quốc.
Kết quả điều tra cho thấy, mặc dù có tồn tại hành vi bán phá giá nhưng do tỷ lệ nhập khẩu hàng hóa bị điều tra từ Ấn Độ ở mức không đáng kể (dưới 3%), vì vậy, theo quy định tại khoản 3 Điều 78 Luật Quản lý ngoại thương, hàng hóa bị điều tra từ Ấn Độ được loại khỏi phạm vi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời.
Theo số liệu hải quan, lượng nhập khẩu thép cán nóng trong năm 2024 đạt 12,6 triệu tấn, tăng hơn 33% so với năm 2023. Đặc biệt, sau khi Bộ Công Thương ra quyết định khởi xướng điều tra vụ việc này từ tháng 7/2024, lượng nhập khẩu thép cán nóng từ Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng một cách đáng kể. Do vậy, Bộ Công Thương đã xem xét áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời nhằm ngăn chặn lượng nhập khẩu thép cán nóng gia tăng nhanh có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước trong thời gian tới.
Theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục làm việc với các bên liên quan để thu thập, xác minh thông tin, tài liệu do các bên liên quan cung cấp và đưa ra kết luận cuối cùng trên cơ sở đánh giá tác động toàn diện của vụ việc.
Quyết định có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ban hành (tức từ ngày 07/3/2025).
Huyền My
Ấn Độ đang vạch ra kế hoạch áp thuế thương mại toàn diện chỉ một tuần sau khi Tổng thống Donald Trump áp thuế đối với tất cả nhôm và thép nhập khẩu của Mỹ
2025 sẽ là một năm có nhiều thách thức nhưng cũng đầy cơ hội đối với ngành thép Việt Nam.
Việc Mỹ áp thuế lên mặt hàng thép vừa tạo cơ hội trong ngắn hạn nhưng cũng tạo sức ép lên ngành thép Việt Nam.
(VNF) - Năm 2024 đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam khi GDP danh nghĩa đạt khoảng 476,3 tỷ USD, tốc độ tăng tưởng 7,09%
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký các văn kiện chính thức về việc áp thuế 25% với thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ từ mọi quốc gia trên thế giới.
TCCT Tết Nguyên đán Ất Tỵ diễn ra trong tháng 1/2025 nên số ngày làm việc ít hơn so với tháng trước và cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 01/2025 ước tính giảm 9,2% so với tháng trước và tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,6%.
Công ty Gebr. Heller Maschinenfabrik đã giới thiệu hai mẫu máy CNC (1) ngang – dòng F
Copyright All @2019 - CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ TÂY NINH