Báo cáo về tình hình thực hiện thu, chi NSNN 5 tháng năm 2024 cho thấy, lũy kế thu NSNN 5 tháng ước đạt 898,4 nghìn tỷ đồng, bằng 52,8% dự toán, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, thu nội địa đạt 52,4% dự toán, tăng 16,8%. Số thu nội địa được đánh giá đạt khá so dự toán và tăng so cùng kỳ, phản ánh tác động nền kinh tế phục hồi.
Ảnh minh họa: Tuệ Anh
Thu từ dầu thô đạt 53,6% dự toán, giảm 5,5%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 57% dự toán, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Một số khoản thu tăng mạnh
Các khoản thu từ nhà, đất ước đạt 35,2% dự toán, tăng 78,2% so với cùng kỳ, chủ yếu do các địa phương đã tổ chức tốt công tác đấu giá đất, giao đất cho các dự án từ cuối năm 2023 phát sinh số nộp tiền sử dụng đất đầu năm 2024, một số địa phương phát sinh thu tiền thuê đất một lần của một số dự án. Thu cổ tức, lợi nhuận, lợi nhận sau thuế, chênh lệch thu chi của Ngân hàng Nhà nước ước đạt 73% dự toán, tăng 0,5% so cùng kỳ, chủ yếu nhờ tăng thu chênh lệch thu chi Ngân hàng Nhà nước. Thu hồi vốn NSNN đầu tư tại các tổ chức kinh tế ước đạt 368,3% dự toán, chủ yếu là tăng thu các khoản thu hồi vốn tại các doanh nghiệp địa phương cổ phần hóa từ các năm trước.
Các khoản thu nội địa còn lại ước đạt 53,5% dự toán, tăng 11,7% so cùng kỳ năm 2023. Trong đó, thu từ 03 khu vực sản xuất kinh doanh (chiếm 50,9% dự toán thu nội địa) ước đạt 54,1% dự toán, tăng 12,7% chủ yếu do các doanh nghiệp đã tạm nộp 3/5 kỳ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2024 (gồm: kỳ quý IV/2023, kỳ quyết toán năm 2023, kỳ quý I/2024); thu thuế thu nhập cá nhân ước đạt 55% dự toán, tăng 13,9%; thu thuế bảo vệ môi trường ước đạt 43,6% dự toán, tăng 20,3%; thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản ước đạt 62,3% dự toán, nhưng giảm 5,5% so cùng kỳ,...
Như vậy, số thu nội địa đạt khá so dự toán và tăng so cùng kỳ, phản ánh tác động nền kinh tế phục hồi (tăng trưởng quý I đạt 5,66%, cùng kỳ năm 2023 đạt 3,41%). Việc thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế, phí tác động tích cực đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp và số thu nộp NSNN (thu từ 3 khu vực kinh tế ước đạt 54,1% dự toán, tăng 12,7% so cùng kỳ). Thu tiền sử dụng đất tiếp tục được cải thiện (mặc dù mới đạt khoảng 32,9% dự toán, nhưng tăng 91,2% so cùng kỳ).
Bên cạnh đó phát sinh một số khoản thu đột biến như thu: chênh lệch thu, chi Ngân hàng Nhà nước (đã nộp trên 31,8 nghìn tỷ đồng, tăng 13,65 nghìn tỷ đồng so dự toán). Ngoài ra, số thu tăng mạnh so cùng kỳ còn do năm 2023 thực hiện chính sách gia hạn thuế và tiền thuê đất theo Nghị định số 12/2023/NĐ-CP của Chính phủ, làm giảm thu trong thời gian được gia hạn trong 5 tháng đầu năm khoảng 38 nghìn tỷ đồng; năm 2024 không phát sinh số thuế được gia hạn (không tính yếu tố gia hạn này, thu nội địa 5 tháng tăng 10,4% so cùng kỳ năm 2023).
Về số thu trên địa bàn, ước tính có 23/63 địa phương thực hiện thu nội địa 5 tháng đạt trên 50% dự toán ; 52/63 địa phương có tăng trưởng thu so với cùng kỳ.
Chi đầu tư phát triển ước đạt 21,9%
Luỹ kế chi 5 tháng đạt 656,7 nghìn tỷ đồng, bằng 31% dự toán, tăng 0,5% so cùng kỳ năm 2023, trong đó: chi đầu tư phát triển ước đạt khoảng 21,9% dự toán Quốc hội quyết định, tỷ lệ giải ngân ước đạt 22,34% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2023 giải ngân đạt khoảng 22,22% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao); chi trả nợ lãi ước đạt khoảng 42,5% dự toán, tăng 10,1%; chi thường xuyên ước đạt khoảng 36,6% dự toán, tăng 1,8% so cùng kỳ năm 2023. Các nhiệm vụ chi ngân sách trong 5 tháng đầu năm được thực hiện theo dự toán, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn, đảm bảo kinh phí phòng, chống dịch, các nhiệm vụ chi an sinh xã hội, chăm lo cho các đối tượng hưởng lương, lương hưu và trợ cấp xã hội từ NSNN.
Đến hết ngày 24/5/2024, còn khoảng 2,6 nghìn tỷ đồng dự toán kinh phí thường xuyên đã giao cho các Bộ, cơ quan trung ương chưa phân bổ, giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách để triển khai thực hiện. Bộ Tài chính đã đôn đốc các Bộ, cơ quan trung ương khẩn trương thực hiện phân bổ, giao dự toán theo quy định và kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đưa vào Nghị quyết của Chính phủ quy định thực hiện cắt giảm đối với dự toán chi thường xuyên đã giao cho các Bộ, cơ quan trung ương nhưng sau ngày 30/6/2024 chưa phân bổ dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách theo quy định để siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính ngân sách (trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép).
Riêng về chi đầu tư phát triển, tổng số kế hoạch vốn năm 2024 Thủ tướng Chính phủ đã giao khoảng 663,8 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, tổng hợp đến thời điểm báo cáo, các địa phương đã giao kế hoạch vốn đầu tư của địa phương tăng thêm (từ các nguồn tăng thu, kết dư ngân sách địa phương,…) khoảng 42,7 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao. Tổng số kế hoạch vốn các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã phân bổ chi tiết bằng 103,8% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (không kể kế hoạch vốn các địa phương giao tăng thêm, thì đạt 97,4%); vẫn còn gần 17,6 nghìn tỷ đồng kế hoạch vốn chưa phân bổ chi tiết của 21 bộ, cơ quan trung ương và 26 địa phương, chiếm 2,65% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Cân đối NSTW và ngân sách các cấp địa phương được đảm bảo. Tính đến ngày 27/5/2024, Bộ Tài chính đã thực hiện phát hành gần 126 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, kỳ hạn bình quân 11,1 năm, lãi suất bình quân 2,24 %/năm.
NS
Nguồn “Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài Chính" www.mof.gov.vnHiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu tăng từ 35 tỷ euro vào năm 2019 lên tới hơn 48 tỷ euro vào năm 2023.
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội mà Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025.
Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục giám sát tình hình nhập khẩu một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội từ các nguồn vào Việt Nam.
ia công kim loại bằng máy CNC (1) được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau vì độ chính xác, độ tin cậy, tốc độ và hiệu quả cao
Thị trường Halal, với quy mô và tiềm năng phát triển vượt bậc, đang trở thành một trong những cơ hội vàng cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
MỸ – Theo viện Công cụ Cắt gọt kim loại Mỹ (U.S. Cutting Tool Institute), vào giữa năm 2024, các đơn đặt hàng về công cụ cắt gọt kim loại của các nhà sản xuất đã phải đối mặt với tình trạng phát triển chậm, làm giảm kỳ vọng về mức tăng trưởng nhu cầu trong nửa cuối năm 2024.
(Chinhphu.vn) - Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, ngân hàng Standard Chartered nâng mức dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,8% (từ mức 6,0%) nhờ kết quả GDP của quý 3 khả quan hơn dự kiến.
Copyright All @2019 - CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ TÂY NINH