Theo S&P Global, chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Manufacturing Purchasing Managers' Index™ (PMI®) ngành sản xuất của Việt Nam không thay đổi khi đạt 50,3 trong tháng 5, cho thấy các điều kiện kinh doanh của ngành đã cải thiện nhẹ tháng thứ hai liên tiếp. Sức khỏe của ngành sản xuất chỉ thay đổi nhẹ trong năm tháng đầu của năm 2024.
Số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng mạnh trong tháng 5 khi tình trạng nhu cầu mạnh lên đã giúp các công ty thu hút được khách hàng mới và các đơn đặt hàng mới. Tuy nhiên, tốc độ tăng là chậm hơn một chút so với tháng 4.
Trong khi đó, số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng tăng, mặc dù mức độ tăng là thấp hơn so với tổng số lượng đơn đặt hàng mới.
Tổng số lượng đơn đặt hàng mới tăng đã khuyến khích các nhà sản xuất nâng cao sản lượng tháng thứ hai liên tiếp. Hơn nữa, tốc độ tăng đã nhanh hơn và trở thành nhanh nhất kể từ tháng 9/2022.
Mặc dù số lượng đơn đặt hàng mới và sản lượng tăng, các nhà sản xuất có số lượng việc làm giảm tháng thứ hai liên tiếp vào thời điểm giữa quý 2. Theo những người tham gia khảo sát, tình trạng thôi việc và vắng mặt kéo dài của nhân viên là nguyên nhân dẫn đến giảm việc làm, với mức giảm lần này là mạnh và đáng kể nhất trong thời gian gần một năm.
Mặc dù số lượng nhân viên giảm, các công ty đã có thể giải quyết lượng công việc cần thực hiện trong tháng 5 và đã khiến lượng công việc tồn đọng giảm sau khi tăng nhẹ trong kỳ khảo sát trước.
Trong khi việc làm tiếp tục giảm, hoạt động mua hàng tiếp tục tăng trong tháng 5 khi các công ty muốn đáp ứng yêu cầu sản xuất tăng lên. Đây là lần tăng thứ hai trong hai tháng, và mức tăng là đáng kể hơn so với tháng 4.
Những công ty mua hàng hóa đầu vào trong tháng đã phải đối mặt với tình trạng tăng giá mạnh. Trên thực tế, tốc độ tăng giá đã nhanh hơn đáng kể và là nhanh nhất kể từ tháng 6/2022. Một số người trả lời khảo sát cho biết tình trạng đồng tiền yếu đã góp phần làm tăng giá nguyên vật liệu, trong khi một số báo cáo cho biết giá dầu và nhiên liệu tăng. Khoảng một phần tư số người trả lời cho biết chi phí đầu vào tăng, trong khi 5% cho biết giảm.
Chi phí đầu vào tăng mạnh đã khiến giá bán hàng tăng, và đây là lần tăng đầu tiên trong ba tháng. Tốc độ tăng giá lần này là một trong hai tốc độ nhanh nhất trong 15 tháng, ngang với mức được ghi nhận trong tháng 10/2023.
Sau khi không thay đổi trong tháng 4, thời gian giao hàng của nhà cung cấp đã bị kéo dài một chút trong tháng 5. Các thành viên nhóm khảo sát cho biết nguyên nhân chậm giao hàng là do thiếu hụt hàng hóa và những khó khăn về những vấn đề địa chính trị.
Trong khi đó, tồn kho cả hàng mua và hàng thành phẩm đều tiếp tục giảm, và các thời kỳ giảm tương ứng kéo dài thành lần lượt là chín và năm tháng.
Đáng chú ý, các kế hoạch mở rộng nhà máy, việc đưa ra các sản phẩm mới và triển vọng tiếp tục tăng số lượng đơn đặt hàng mới đã hỗ trợ cho niềm tin về triển vọng sản lượng trong một năm tới. Tâm lý kinh doanh hầu như không thay đổi so với tháng 4 khi vẫn thấp hơn mức trung bình của chỉ số, cho thấy mức độ lạc quan tương đối thấp.
Chỉ ra sự không đồng nhất trong dữ liệu chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam, ông Andrew Harker - Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence phân tích, khía cạnh tích cực, số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng mạnh khi có các dấu hiệu cho thấy nhu cầu duy trì tăng, từ đó khiến sản lượng tăng mạnh hơn trong tháng 5.
Ở khía cạnh khác, có những lo ngại về số lượng việc làm và áp lực lạm phát. Việc làm tiếp tục giảm mạnh, từ đó có thể khiến năng lực sản xuất của các công ty bị hạn chế. Trong khi đó, tốc độ tăng chi phí là nhanh nhất trong thời gian gần hai năm, từ đó khiến giá cả đầu ra tăng. Điều này có thể có tác động hạn chế nhu cầu trong những tháng tới.
“Nhìn chung, các công ty lạc quan về tương lai khi thành công trong việc thu hút số lượng đơn đặt hàng mới hy vọng có thể khắc phục những tác động ngược chiều đang ảnh hưởng đến các khía cạnh khác của hoạt động kinh doanh”, ông Andrew Harker đánh giá.
Thy Thảo
Nguồn "Tạp chí Công Thương"
Chính sách thương mại và thuế quan mới của Mỹ đặt ra nhiều dấu hỏi giữa lúc hợp tác kinh doanh Việt - Mỹ đang bắt đầu nở rộ.
Kênh xuất khẩu của Thép Nam Kim (NKG) trong tháng 10/2024 vượt trội mạnh mẽ so với thị trường chung. Trong khi đó, tiêu thụ nội địa của Tập đoàn Hoà Phát (HPG) và Tập đoàn Hoa Sen (HSG) tăng trưởng ấn tượng.
AI sẽ sớm đóng vai trò thống trị trong lực lượng lao động, nên các tổ chức cần bắt đầu học cách tích hợp AI trong một môi trường được kiểm soát từ bây giờ...
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA) giữa Việt Nam và các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) được ký kết chính thức cuối tháng 10/2024 vừa qua chắc chắn sẽ mở thêm nhiều cơ hội xuất khẩu sang thị trường UAE cho doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời tạo động lực cho các hợp tác kinh tế mới
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu tăng từ 35 tỷ euro vào năm 2019 lên tới hơn 48 tỷ euro vào năm 2023.
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội mà Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025.
Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục giám sát tình hình nhập khẩu một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội từ các nguồn vào Việt Nam.
Copyright All @2019 - CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ TÂY NINH