BSA đã lên tiếng kêu gọi các doanh nghiệp tự bảo vệ mình và đồng thời đề nghị Chính phủ có biện pháp mạnh tay hơn để giảm thiểu tình trạng sử dụng phần mềm không bản quyền. Đồng thời Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng dự kiến sẽ thực hiện các đợt kiểm tra đối với các doanh nghiệp vi phạm.
Ngoài việc sử dụng phần mềm không bản quyền là bất hợp pháp, điều này còn liên quan trực tiếp đến tỷ lệ các cuộc tấn công bằng mã độc xảy ra. Gần đây, các cuộc tấn công mạng trong nước đang có xu hướng nhắm vào các ngành nghề quan trọng như năng lượng, dầu khí và ngân hàng. Những cuộc tấn công này có thể khiến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bị gián đoạn và thông tin mật bị rò rỉ.
Ông Adam Coates, Tổng Cố vấn của BSA, chia sẻ việc sử dụng phần mềm không bản quyền dẫn đến nhiều tác động tiêu cực. Hành động này sẽ làm giảm tính bảo mật dữ liệu, khiến các doanh nghiệp rơi vào tầm ngắm của những cuộc tấn công mạng, rò rỉ thông tin và dễ dàng nhiễm phần mềm độc hại. Ông Coates cũng nhấn mạnh rằng những sự cố này không chỉ gây thiệt hại về tài chính mà còn ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng, đối tác và các bên liên quan, và hệ quả lớn hơn là gây thiệt hại cho toàn bộ nền kinh tế.
Ông Adam Coates bày tỏ: “Việc sử dụng phần mềm không bản quyền vẫn tiếp tục phổ biến ở Việt Nam là điều đáng báo động. Chúng ta cần phải giải quyết vấn đề này một cách quyết liệt thông qua việc tăng cường kiểm tra xử phạt và các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng. Chúng tôi kêu gọi các nhà chức trách Việt Nam và lãnh đạo doanh nghiệp hãy hành động ngay lập tức để ngăn chặn tình trạng này. Thực tế chỉ ra rằng, việc sử dụng phần mềm được cấp phép là tuyến phòng thủ đầu tiên tốt nhất chống lại các mối đe dọa an ninh mạng".
Ông Adam Coates cũng lưu ý rằng một số phần mềm chuyên dụng trong thiết kế cho ngành xây dựng và kỹ thuật thường được sử dụng không bản quyền ở Việt Nam. Điều này gây ra rủi ro cho tính toàn vẹn và chất lượng của các dự án lớn.
Trong năm nay, BSA đang thảo luận với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thúc đẩy các nỗ lực tăng cường số lượng phần mềm hợp pháp sử dụng trong các doanh nghiệp và tổ chức tại Việt Nam.
Ông Adam Coates cho biết thêm, trước các đợt thanh tra sắp tới của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đây là thời điểm thích hợp để các doanh nghiệp hợp thức hóa phần mềm và tránh những rắc rối pháp lý nếu vi phạm quy định. Để giảm thiểu rủi ro pháp lý, an ninh mạng và uy tín thương hiệu liên quan đến việc sử dụng phần mềm không bản quyền, ông Coates kêu gọi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp chủ động kiểm tra các phần mềm đang được sử dụng trong tổ chức của mình.
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA) giữa Việt Nam và các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) được ký kết chính thức cuối tháng 10/2024 vừa qua chắc chắn sẽ mở thêm nhiều cơ hội xuất khẩu sang thị trường UAE cho doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời tạo động lực cho các hợp tác kinh tế mới
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu tăng từ 35 tỷ euro vào năm 2019 lên tới hơn 48 tỷ euro vào năm 2023.
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội mà Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025.
Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục giám sát tình hình nhập khẩu một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội từ các nguồn vào Việt Nam.
ia công kim loại bằng máy CNC (1) được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau vì độ chính xác, độ tin cậy, tốc độ và hiệu quả cao
Thị trường Halal, với quy mô và tiềm năng phát triển vượt bậc, đang trở thành một trong những cơ hội vàng cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
MỸ – Theo viện Công cụ Cắt gọt kim loại Mỹ (U.S. Cutting Tool Institute), vào giữa năm 2024, các đơn đặt hàng về công cụ cắt gọt kim loại của các nhà sản xuất đã phải đối mặt với tình trạng phát triển chậm, làm giảm kỳ vọng về mức tăng trưởng nhu cầu trong nửa cuối năm 2024.
Copyright All @2019 - CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ TÂY NINH