Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong tháng 11, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 66,4 tỷ USD, giảm 4,1% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ xuất siêu 1,06 tỷ USD.
Tính chung 11 tháng, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Xuất siêu11 tháng ở mức 24,31 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 26,2 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 22,17 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 46,48 tỷ USD.
Xuất, nhập khẩu hàng hóa 11 tháng năm 2024. (Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Cụ thể, trong tháng 11, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 33,73 tỷ USD, giảm 5,3% so với tháng trước và tăng 8,2%, so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước tăng 13,4%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 6,1%.
Tính chung 11 tháng, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 369,93 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 103,88 tỷ USD, tăng 20,0%, chiếm 28,1% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 266,05 tỷ USD, tăng 12,4%, chiếm 71,9%.
Có 36 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 94,1% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66,5%).
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 11 sơ bộ đạt 32,67 tỷ USD, giảm 2,8% so với tháng trước và tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 15,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 6,8%.
Tính chung 11, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 345,62 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 126,05 tỷ USD, tăng 18,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 219,57 tỷ USD, tăng 15,2%.
Có 44 mặt hàng nhập khẩu đạt giá trị trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 92,6% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 5 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 51,4%).
Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa, trong 11 tháng, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 108,9 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 130,2 tỷ USD.
Cụ thể, xuất siêu sang Mỹ đạt 95,4 tỷ USD tăng 26,7% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu sang EU 32,0 tỷ USD, tăng 21,1%; xuất siêu sang Nhật Bản 2,6 tỷ USD, tăng 70,0%.
Ngược lại, nhập siêu từ Trung Quốc 75,0 tỷ USD, tăng 67,7%; nhập siêu từ Hàn Quốc 27,7 tỷ USD, tăng 5,2%; nhập siêu từ ASEAN 8,6 tỷ USD, tăng 13,3%.
Thị trường xuất, nhập khẩu hàng hoá chủ yếu 11 tháng năm 2024. (Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Ngọc Bảo
Nguồn: https://vietnambiz.vnThị trường sắt thép kỳ vọng vào nhu cầu tiêu thụ tích cực hơn, đồng thời đồng đô la suy yếu cũng hỗ trợ diễn biến giá.
Thận trọng và chủ động vào thời điểm này sẽ giúp Việt Nam bảo vệ hàng xuất khẩu sang EU và giữ gìn uy tín quốc tế của hàng hóa Việt Nam trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng biến động
Theo Quyết định 914/QĐ-BCT của Bộ Công Thương, mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cao nhất là 37,13% đối với hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc và 15,67% đối với hàng hóa xuất xứ từ Hàn Quốc…
Ấn Độ đang vạch ra kế hoạch áp thuế thương mại toàn diện chỉ một tuần sau khi Tổng thống Donald Trump áp thuế đối với tất cả nhôm và thép nhập khẩu của Mỹ
2025 sẽ là một năm có nhiều thách thức nhưng cũng đầy cơ hội đối với ngành thép Việt Nam.
Việc Mỹ áp thuế lên mặt hàng thép vừa tạo cơ hội trong ngắn hạn nhưng cũng tạo sức ép lên ngành thép Việt Nam.
TCCT Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định về việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Trung Quốc, mức thuế tạm thời từ 19,38% đến 27,83%
Copyright All @2019 - CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ TÂY NINH