Trong hoạt động thương mại, vị trí địa lý thuận tiện, cùng quan hệ giao thương truyền thống lâu đời đã tạo lợi thế lớn cho thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc. Kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm qua minh chứng cho điều này.
Trung Quốc hiện là thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN, đối tác thương mại lớn thứ 8, thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 9 của Trung Quốc trên thế giới.
Đặc biệt, năm 2018, sau khi hai nước thiết lập khuôn khổ quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc đạt mốc 106,7 tỷ USD, tăng hơn 3.300 lần so với năm 1991.
Những năm gần đây, trong bối cảnh thương mại toàn cầu ảm đạm thì tăng trưởng xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc vẫn là một trong những điểm sáng nổi bật. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2023 kim ngạch xuất nhập khẩu song phương đạt 171,2 tỷ USD. Trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 61,2 tỷ USD, tăng 6,4% so với năm 2022 (tương đương kim ngạch tăng thêm 3,7 tỷ USD). Nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc năm 2023 đạt 110,64 tỷ USD.
Trong 7 tháng đầu năm 2024, xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Trung Quốc duy trì đà tăng trưởng tích cực với kim ngạch ước đạt 112,58 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc 7 tháng ước đạt 32,568 tỷ USD, tăng 5,01% so cùng kỳ. Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều sang Trung Quốc bao gồm: điện thoại di động, linh kiện, thiết bị điện tử, cao su, gỗ và sản phẩm gỗ, giày dép, hàng rau quả, nông thủy sản...
Đáng chú ý, năm 2024 Trung Quốc vẫn được xác định là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trọng điểm của Việt Nam, được kỳ vọng sẽ đạt mức tăng trưởng cao. Ngoài các mặt hàng thế mạnh như rau quả, thủy sản, các doanh nghiệp đang tập trung tăng thị phần các mặt hàng còn nhiều tiềm năng như cao su, hạt tiêu, sắn…
Ở chiều ngược lại, Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của nước ta với kim ngạch 7 tháng năm 2024 ước đạt 79,615 tỷ USD, tăng tới 35,64% so với cùng kỳ năm trước và chiếm hơn 37% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc chủ yếu là những sản phẩm, nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất như: máy móc, thiết bị, hóa chất và sản phẩm hóa chất, chất dẻo các loại và sản phẩm từ chất dẻo, nguyên liệu dệt may, da giày, sắt thép, sắt thép các loại, vật tư xây dựng...
Về đầu tư, thời gian qua trong bối cảnh quan hệ thương mại giữa Trung Quốc với một số đối tác trở nên căng thẳng và tốc độ phát triển kinh tế trong nước chậm lại, nhất là sau khi Trung Quốc bãi bỏ chính sách Zero Covid, các nhà đầu tư Trung Quốc chuyển dịch tăng tốc đầu tư sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
Số liệu thống kê cho thấy, vốn đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh từ 2,92 tỷ USD năm 2021 lên 4,47 tỷ USD trong năm 2023. Năm 2023, các nhà đầu tư Trung Quốc đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam tới 4,47 tỷ USD, tăng 77,6% so với năm 2022. Bên cạnh đó, 707 dự án mới, 179 dự án điều chỉnh vốn và 412 lượt góp vốn, mua cổ phần đã được các nhà đầu tư Trung Quốc đăng ký vào Việt Nam.
Trong 7 tháng đầu năm 2024, theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), xét về số dự án, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới (540 dự án với tổng vốn đăng ký mới 1, 22 tỷ USD, chiếm 29,7% tổng số dự án đầu tư mới của cả nước); 113 lượt dự án tăng vốn với tổng số vốn tăng thêm 303,21 triệu USD; 268 lượt góp vốn, mua cổ phần với tổng số vốn 124,021 triệu USD.
Tính chung tổng vốn đăng ký cấp mới, vốn tăng thêm và vốn góp, mua cổ phần của các nhà đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam trong 7 tháng năm 2024 là 1,648 tỷ USD. Lũy kế từ năm 1988 đến nay Trung Quốc đã có 4.754 dự án cấp mới tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký 28,551 tỷ USD.
Dự báo, triển vọng thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc thời gian tới sẽ tiếp tục có nhiều thuận lợi do nhu cầu nhập khẩu phục vụ sản xuất phục hồi, nhất là xu hướng tăng cường đầu tư, hợp tác nhằm tận dụng ưu đãi từ những thỏa thuận hợp tác song phương cũng như hiệp định đa phương mà Việt Nam và Trung Quốc cùng tham gia như: Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)…
(VNF) - Ông Michael Kokalari, CFA Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường VinaCapital đã đánh giá: “Việt Nam là một trong 3 quốc gia trên thế giới có mối liên kết chặt chẽ nhất với Mỹ về mặt kinh tế, và mức tiêu dùng mạnh mẽ của Mỹ đang thúc đẩy sự phục hồi của xuất khẩu, sản xuất và tăng trưởng GDP của Việt Nam”.
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là một trong những Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới có hiệu lực thực thi đầu tiên.
7 tháng đầu năm 2024, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu sắt thép lớn nhất của Việt Nam với 1,11 triệu tấn, tăng 89% so với cùng kỳ năm trước
Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, việc mở rộng thị trường xuất khẩu là yếu tố quyết định để tăng cường giá trị kinh tế của các sản phẩm vật liệu xây dựng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 83/CĐ-TTg ngày 23/8/2024 về việc tăng cường đào tạo nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây
Mặc dù sản xuất thép của Việt Nam hiện đứng vị trí thứ 13 thế giới và đứng đầu khu vực ASEAN. Tuy nhiên, ngành thép còn có những điểm nghẽn mang tính dài hạn.
Trước bức tranh lợi nhuận quý II tăng trưởng tích cực của ngành thép, VCBS nhận định những lợi thế và điểm sáng hiện của ngành chỉ là nhất thời, không thực sự bền vững do một số chính sách mới ban hành tại EU sẽ có tác động bất lợi tới hoạt động xuất khẩu, giá nguyên vật liệu giảm mạnh giảm nhanh vào cuối quý II cũng có thể tạo ra áp lực trích lập giảm giá hàng tồn kho trong quý III
Copyright All @2019 - CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ TÂY NINH