Cơ khí là ngành công nghiệp nền tảng được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm và trở thành một trong những ngành then chốt của nền kinh tế. Theo đó, ngày 15/3/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 319/QĐ-TTg về Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 với quan điểm cơ khí là ngành công nghiệp nền tảng, gắn kết sản xuất cơ khí với dịch vụ, thương mại, phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chủ động tham gia sâu vào chuỗi giá trị, sản xuất công nghiệp thế giới. Kiến tạo thị trường cho doanh nghiệp cơ khí và tự động hoá, từ đó thúc đẩy năng lực nội tại của doanh nghiệp, cải thiện vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Thời gian qua, ngành cơ khí Việt Nam đã phát triển với nhiều chuyển biến tích cực, từng bước làm chủ công nghệ, mở rộng đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và tỷ lệ nội địa hoá và phát triển thị trường. Tuy nhiên, dù dư địa của ngành là rất lớn, song việc đa dạng và mở rộng thị trường đối với các doanh nghiệp trong ngành cơ khí vẫn hết sức khó khăn do vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài do năng lực cạnh tranh chưa đủ mạnh, chưa xây dựng được thương hiệu và được nhiều khách hàng tiềm năng biết đến.
Theo nhận định của các chuyên gia, từ nay đến năm 2030, nhu cầu thị trường cơ khí khoảng 310 tỷ USD, riêng nhu cầu thị trường ôtô là 120 tỷ USD nhưng hiện Việt Nam mới đáp ứng 1/3. Cơ hội để chúng ta tiếp cận thị trường thế giới cũng rất lớn. Nếu tạo ra giá thành, thị trường ổn định… thì cơ khí Việt Nam có cơ hội phát triển mạnh mẽ.
Vậy, giải pháp nào để khắc phục những khó khăn? Doanh nghiệp ngành cơ khí Việt Nam cần nắm bắt cơ hội nào để gia tăng xuất khẩu các sản phẩm trong bối cảnh mới, bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay?
Vấn đề này sẽ được chia sẻ dưới góc nhìn đa dạng và sâu sắc tại Tọa đàm "Đa dạng thị trường, phát triển sản phẩm cơ khí" do Tạp chí Công Thương tổ chức.
Tọa đàm có sự tham dự của các khách mời:
- TS. Phan Đăng Phong - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cơ khí, Bộ Công Thương;
- Ông Nguyễn Đức Cường - Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội;
- Ông Cao Văn Hùng - Giám đốc phát triển thị trường quốc tế, Công ty Cổ phần Cơ khí chính xác Smart Việt Nam.
Tại Tọa đàm, đại diện cơ quan quản lý nhà nước, Hiệp hội và doanh nghiệp sẽ cùng trao đổi, thảo luận về tình hình sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường cho sản phẩm cơ khí của nước ta hiện nay; những thuận lợi và những khó khăn, thách thức mà doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải trong việc sản xuất và cung ứng sản phẩm cơ khí cho thị trường trong nước và quốc tế...
Từ đó, đề xuất những giải pháp tháo gỡ khó khăn để các sản phẩm cơ khí Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh, đáp ứng được tiêu chuẩn và tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu.
Trân trọng kính mời quý độc giả quan tâm theo dõi.
Streaming:
Facebook Fanpage Tự hào hàng Việt
https://www.facebook.com/TuhaohangVietNam.vn;
Website Tạp chí Công Thương
và Kênh Youtube Tạp chí Công Thương
https://www.youtube.com/@tapchicongthuongofficial
Năm 2024, hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tiếp tục đối diện nhiều vụ điều tra phòng vệ thương mại, đe dọa vị thế cạnh tranh.
Các thành phần dây lạnh TIG hiện đã có sẵn cho Fronius iWave. Sự đổi mới tiên phong nằm ở khả năng điều khiển thông minh. Với gói hàn TIG DynamicWire mới được cấp bằng sáng chế, ngay cả những người nghiệp dư cũng có thể dễ dàng tạo ra các mối hàn TIG hoàn hảo. Điều này là do bộ điều khiển dây động luôn chọn đúng tốc độ di chuyển. Quy trình thích ứng với thợ hàn, chứ không phải ngược lại!
(Chinhphu.vn) - Kết quả các chỉ số tăng trưởng của ngành trong 10 tháng năm 2024 của Bộ Công Thương cơ bản tiệm cận và đạt cao hơn so với mục tiêu, kế hoạch Chính phủ giao trong năm 2024. Như vậy, Bộ Công Thương dự kiến trong năm 2024 sẽ hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao.
Trong 11 tháng, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 24,31 tỷ USD
Theo báo cáo mới đây của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam góp mặt trong Top 30 nền kinh tế xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới, đứng ở vị trí 23
Chính sách thương mại và thuế quan mới của Mỹ đặt ra nhiều dấu hỏi giữa lúc hợp tác kinh doanh Việt - Mỹ đang bắt đầu nở rộ.
Kênh xuất khẩu của Thép Nam Kim (NKG) trong tháng 10/2024 vượt trội mạnh mẽ so với thị trường chung. Trong khi đó, tiêu thụ nội địa của Tập đoàn Hoà Phát (HPG) và Tập đoàn Hoa Sen (HSG) tăng trưởng ấn tượng.
Copyright All @2019 - CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ TÂY NINH