Hoạt động xuất khẩu thép của Việt Nam sang thị trường châu Âu đang đối mặt với nhiều áp lực từ các biện pháp bảo hộ. Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định gia hạn các biện pháp bảo hộ đối với thép nhập khẩu đến hết tháng 6/2026, đồng thời áp dụng hạn ngạch 15% của danh mục "các nước khác" tương đương khoảng 142.000 tấn/quý đối với Việt Nam.
Theo ước tính mới đây của SSI Research, biện pháp này có thể làm giảm hạn mức thép cuộn cán nóng (HRC) từ Việt Nam vào EU khoảng 50% so với năm 2023. Mức thuế áp dụng đối với thép ngoài hạn ngạch là 25%.
Đồng thời, Ủy ban Châu Âu (EC) vừa chính thức thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép HRC có xuất xứ từ 4 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Điều này sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu thép của các doanh nghiệp thép niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, điển hình là Tập đoàn Hoà Phát (mã cổ phiếu HPG - sàn HoSE) - doanh nghiệp trong nước duy nhất sản xuất được thép HRC.
Thị trường châu Âu chiếm khoảng 10% và 37% tổng doanh thu xuất khẩu của Tập đoàn Hoà Phát trong năm 2022 và 2023, lần lượt đóng góp là 2,1% và 10,7% tổng doanh thu của tập đoàn này qua các năm.
Đáng chú ý, Tập đoàn Hoà Phát cũng đã chủ động mở rộng sang các thị trường xuất khẩu mới trong thời gian qua, như Trung Đông, Châu Phi và Bắc Mỹ, nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào bất kỳ thị trường đơn lẻ nào.
Bên cạnh đó, Tập đoàn Hoà Phát cũng có thể bù đắp tác động từ sự suy giảm tại thị trường châu Âu bằng cách đẩy mạnh tiêu thụ thép HRC tại thị trường nội địa. Dữ liệu của SSI Research cho thấy, tỷ trọng kênh xuất khẩu đối với Tập đoàn Hoà Phát đã giảm trong năm 2024.
Cụ thể, tỷ lệ xuất khẩu HRC/tổng sản lượng tiêu thụ HRC của tập đoàn này giảm từ 42% trong năm 2023 xuống còn 24,3% trong quý2/2024.
Cũng cần lưu ý rằng sản lượng sản xuất thép của Trung Quốc đang tăng trở lại, gây áp lực lên giá thép trong khu vực. Trong nửa đầu năm nay, sản lượng xuất khẩu thép của Trung Quốc tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt tới 53,4 triệu tấn, sau khi đã tăng mạnh 35% trong năm 2023.
Sản lượng thép tại Trung Quốc đã tăng lên mức trung bình 92,3 triệu tấn/tháng trong tháng 5 và tháng 6, cao hơn 10% so với mức trung bình trong 12 tháng trước đó. Trong khi đó, giá thép Trung Quốc đã giảm khoảng 10% trong 2 tháng qua. Nhu cầu tại Trung Quốc yếu đang khuyến khích các doanh nghiệp thép nước này đẩy mạnh tiêu thụ qua kênh xuất khẩu.
Sau khi giá thép HRC của Trung Quốc giảm, giá thép HRC tại Việt Nam cũng đã giảm 7% trong 2 tháng qua.
SSI Research hiện nhận định, giá thép Trung Quốc sẽ khó có thể giảm mạnh so với giá hiện tại. Việc giá tiếp tục điều chỉnh có thể ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của các nhà máy thép và có thể khiến sản lượng thấp hơn trong những tháng tới. Tuy nhiên, tình trạng dư cung vẫn có thể gây áp lực lên giá thép khu vực cho đến hết năm 2024.
Cũng theo SSI Research, tác động của việc giá thép HRC giảm lên kết quả kinh doanh của Tập đoàn Hoà Phát có thể được kìm hãm nhờ giá giá quặng sắt và than cốc giảm khoảng 8-9% trong 2 tháng qua. Ngoài ra, giá thép xây dựng vẫn khá ổn định do độ tương quan thấp hơn với giá thép trong khu vực so với sản phẩm HRC.
Theo đó, biên lợi nhuận của Tập đoàn Hoà Phát có thể được hỗ trợ nhờ chi phí đầu vào thấp hơn và giá thép xây dựng ổn định.
Dựa trên điều kiện hiện tại, SSI Research dự báo mức lãi ròng trong quý 3/2024 của Tập đoàn Hoà Phát sẽ giảm so với quý 2 vừa qua do giá thép thấp hơn và sản lượng giảm trong mùa thấp điểm.
Trong quý 2 vừa qua, Tập đoàn Hoà Phát thu về 3.319 tỷ đồng lãi ròng, tăng 127% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt mức cao nhất 2 năm trở lại đây.
SSI Research dự phóng mức lãi ròng cả năm 2024 của Tập đoàn Hoà Phát là 12.800 tỷ đồng, tăng 86,6% so với năm 2023.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu tăng từ 35 tỷ euro vào năm 2019 lên tới hơn 48 tỷ euro vào năm 2023.
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội mà Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025.
Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục giám sát tình hình nhập khẩu một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội từ các nguồn vào Việt Nam.
ia công kim loại bằng máy CNC (1) được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau vì độ chính xác, độ tin cậy, tốc độ và hiệu quả cao
Thị trường Halal, với quy mô và tiềm năng phát triển vượt bậc, đang trở thành một trong những cơ hội vàng cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
MỸ – Theo viện Công cụ Cắt gọt kim loại Mỹ (U.S. Cutting Tool Institute), vào giữa năm 2024, các đơn đặt hàng về công cụ cắt gọt kim loại của các nhà sản xuất đã phải đối mặt với tình trạng phát triển chậm, làm giảm kỳ vọng về mức tăng trưởng nhu cầu trong nửa cuối năm 2024.
(Chinhphu.vn) - Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, ngân hàng Standard Chartered nâng mức dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,8% (từ mức 6,0%) nhờ kết quả GDP của quý 3 khả quan hơn dự kiến.
Copyright All @2019 - CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ TÂY NINH