Sáng 7/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2024 trực tuyến với 63 địa phương. Phiên họp tập trung thảo luận về công tác chỉ đạo, điều hành, tình hình kinh tế-xã hội quý III, 9 tháng và các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tháng 10, quý IV năm 2024, thời gian tới để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Tại Phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2024, tình hình thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, triển khai các chương trình mục tiêu Quốc gia.
Theo đó, tình hình kinh tế-xã hội tháng 9, Quý III và 9 tháng tiếp tục đạt được nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, thể hiện qua các kết quả nổi bật.
Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) Quý III ước đạt 7,4% so với cùng kỳ, cao hơn 0,7% so với kịch bản tại Nghị quyết 01 (6,7%), tương đương với kịch bản tăng trưởng cả năm 7% đã báo cáo tại Phiên họp Chính phủ tháng 6/2024. Tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 6,82%, trong đó: khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 3,2%, công nghiệp và xây dựng tăng 8,19%, dịch vụ tăng 6,95%.
Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm; bội chi, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài trong giới hạn cho phép. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 9 tháng tăng 3,88% so với cùng kỳ trong bối cảnh đã thực hiện việc tăng lương từ ngày 01/7/2024, điều chỉnh giá một số dịch vụ. Tỷ giá được điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời. Thu ngân sách nhà nước 9 tháng ước đạt 85,1% dự toán, tăng 17,9% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất nhập khẩu, xuất khẩu, nhập khẩu 9 tháng tăng lần lượt tương ứng 16,3%, 15,4% và 17,3%; xuất siêu ước đạt 20,8 tỷ USD. Các cân đối lớn, an ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm.
Các động lực tăng trưởng từ phía cung tiếp tục chuyển biến tích cực. Sản xuất nông nghiệp duy trì tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Khu vực dịch vụ tăng khá, tích cực hơn qua từng tháng, từng quý. Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi nhanh, là động lực dẫn dắt cho tăng trưởng kinh tế; các địa phương đã kịp thời khắc phục các sự cố về điện, viễn thông, giúp doanh nghiệp tổ chức sản xuất trở lại ngay sau bão lụt.
Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Quý III tăng 11,4% so với cùng kỳ, cao nhất từ năm 2019 đến nay; chỉ số tiêu thụ tăng 12,5%, tỷ lệ tồn kho giảm. Trong tháng 9, có khoảng 17,7 nghìn doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường, tính chung 09 tháng có khoảng 183 nghìn doanh nghiệp, cao hơn số rút lui khỏi thị trường (163,8 nghìn doanh nghiệp). Khoảng 82,6% doanh nghiệp trong ngành chế biến, chế tạo đánh giá tình hình kinh doanh trong Quý IV sẽ ổn định hoặc tốt lên so với Quý III, cho thấy niềm tin của doanh nghiệp vào sự phục hồi tích cực của nền kinh tế trong năm 2024.
Các động lực tăng trưởng từ phía cầu phục hồi tích cực hơn. Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội phục hồi qua từng quý, Quý III tăng 7,0% so với cùng kỳ; 09 tháng tăng 6,8%, trong đó đầu tư tư nhân tăng 7,1%. Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) tiếp tục là điểm sáng, tổng vốn FDI đăng ký 09 tháng khoảng 24,8 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ, trong đó FDI đăng ký mới khoảng 13,6 tỷ USD, tăng 11,3%; vốn FDI thực hiện khoảng 17,3 tỷ USD, tăng 8,9%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9 tăng 7,6% so với cùng kỳ, 09 tháng tăng 8,8%; khách quốc tế 09 tháng khoảng 12,7 triệu lượt người, tăng 43%. Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng, hầu hết các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực tăng trưởng cao.
Công tác hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được quyết liệt tập trung thực hiện, xử lý tồn đọng, vướng mắc, đẩy mạnh đầu tư các dự án hạ tầng chiến lược, quan trọng; thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế.
Trong 09 tháng, đã miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất khoảng 116,4 nghìn tỷ đồng. Ngân hàng Nhà nước đã nâng quy mô gói tín dụng lâm sản, thủy sản lên gấp 2 lần, khoảng 60 nghìn tỷ đồng; chỉ đạo triển khai các giải pháp tín dụng để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3. Tiến độ giải ngân gói 120 nghìn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội được đẩy nhanh...
Về tiến độ phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, đến ngày 30/9/2024, các bộ, cơ quan và địa phương đã phân bổ chi tiết 664,9 nghìn tỷ đồng, đạt 98,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Số vốn chưa phân bổ chi tiết là 13,03 nghìn tỷ đồng. Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét điều chỉnh 8,4 nghìn tỷ đồng từ các bộ, ngành, địa phương chưa phân bổ hoặc không giải ngân được sang các bộ, ngành, địa phương khác. Ước thanh toán đến 30/9/2024 đạt 47,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2023 đạt 51,38%).
Về thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia, đến ngày 30/9/2024, các bộ, cơ quan, địa phương đã phân bổ chi tiết khoảng 26,4 nghìn tỷ đồng kế hoạch vốn đầu tư (khoảng 97% kế hoạch) và 20,2 nghìn tỷ đồng vốn sự nghiệp (đạt 100% dự toán) cho 03 chương trình mục tiêu Quốc gia. Ước giải ngân vốn đầu tư đạt 14,8 nghìn tỷ đồng, khoảng 54,4% kế hoạch.
"Nhìn chung, tình hình kinh tế-xã hội đã phục hồi nhanh sau thiên tai, bão lụt, tính chung 9 tháng tiếp tục đạt nhiều kết quả quan trọng, được các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp đánh giá cao. Nền kinh tế đã lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước dịch Covid-19, với nhiều điểm sáng, nhất là trong sản xuất công nghiệp, xuất khẩu và thu hút FDI", Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.
Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trước biến động rất phức tạp, khó lường từ bên ngoài; động lực tăng trưởng từ thị trường trong nước chưa được thúc đẩy hiệu quả. Các cấp, ngành, địa phương cần phối hợp chặt chẽ, chủ động, hiệu quả hơn nữa, phát huy tinh thần đột phá, đổi mới, sáng tạo để hoàn thành tốt nhất công việc được giao, thúc đẩy nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ hơn, phấn đấu tốc độ tăng trưởng cả năm đạt và vượt 7%.
Trên cơ sở kết quả Quý III, 9 tháng, dự báo cả năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị phấn đấu tăng trưởng Quý IV khoảng 7,6-8%, giúp tăng trưởng cả năm đạt và vượt 7%, dựa trên 06 yếu tố:
(1) Xu hướng tăng trưởng tích cực từ các khu vực kinh tế; sản xuất nông nghiệp và du lịch tại miền Bắc cần sớm khắc phục hậu quả bão số 3, phục hồi nhanh hơn;
(2) Đầu tư của khu vực nhà nước phải được thúc đẩy mạnh mẽ hơn; (3) Các điểm sáng về thu hút FDI và xuất khẩu giữ vững tốc độ tăng tích cực;
(4) Thúc đẩy và khai thác hiệu quả hơn thị trường nội địa; đạt và vượt mục tiêu thu hút khách du lịch quốc tế;
(5) Ban hành và triển khai hiệu quả các chính sách, quy định pháp 8 luật mới;
(6) Sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; nỗ lực, quyết tâm của các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là 02 thành phố lớn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, mặc dù đã rất nỗ lực, quyết tâm thúc đẩy sản xuất công nghiệp, thu ngân sách nhà nước, đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn trong Quý III, nhưng cần phát huy hơn nữa vai trò đầu tàu, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn trong Quý IV để giúp tăng trưởng cả nước vượt 7%.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng cho quý IV và cả năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị các bộ, ngành, địa phương triển khai 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chính:
(1) Triển khai quyết liệt, hiệu quả, kịp thời Nghị quyết 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát; chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để hỗ trợ người dân, các trang trại, hộ kinh doanh, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lụt, nhất là trong khu vực nông nghiệp, thủy sản và du lịch để nhanh chóng khôi phục sản xuất kinh doanh, tranh thủ được cơ hội từ xu hướng tiêu dùng dịp cuối năm và Tết Nguyên đán;
(2) Tập trung chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, bảo đảm chất lượng, tiến độ các nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, nội dung tiếp thu, giải trình ý kiến của Quốc hội, nhất là các chính sách, quy định mới, đột phá về phân cấp, phân quyền, quản lý nguồn lực, thu hút đầu tư, cơ chế đặc thù...
(3) Tiếp tục ưu tiên hoàn thiện chính sách, pháp luật, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng, thu hút các dự án đầu tư quy mô lớn, công nghệ cao;
(4) Tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ và làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống về đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu, tranh thủ cơ hội đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán năm 2025; tháo gỡ triệt để khó khăn, vướng mắc, giải phóng tối đa nguồn lực đang bị tồn đọng trong các dự án, đất 9 đai cho tăng trưởng và phát triển;
(5) Thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới từ kinh tế số, chuyển đổi số, 10 chuyển đổi xanh...; đẩy mạnh liên kết vùng, phát huy hiệu quả hoạt động của các Hội đồng điều phối vùng;
(6) Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế;
(7) Chú trọng làm tốt công tác an sinh xã hội, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường... Theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, bão lũ, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, sớm ổn định cuộc sống và khôi phục sản xuất;
(8) Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Tăng cường hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, tiếp tục củng cố và không ngừng nâng cao vị thế, uy tín của đất nước
(9) Tăng cường thông tin, tuyên truyền, nhất là công tác truyền thông chính sách, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tạo đồng thuận xã hội;
(10) Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; kiên quyết chấn chỉnh, khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm; thực hiện hiệu quả quy định về bảo vệ cán bộ, dám nghĩ, dám làm.
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA) giữa Việt Nam và các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) được ký kết chính thức cuối tháng 10/2024 vừa qua chắc chắn sẽ mở thêm nhiều cơ hội xuất khẩu sang thị trường UAE cho doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời tạo động lực cho các hợp tác kinh tế mới
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu tăng từ 35 tỷ euro vào năm 2019 lên tới hơn 48 tỷ euro vào năm 2023.
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội mà Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025.
Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục giám sát tình hình nhập khẩu một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội từ các nguồn vào Việt Nam.
ia công kim loại bằng máy CNC (1) được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau vì độ chính xác, độ tin cậy, tốc độ và hiệu quả cao
Thị trường Halal, với quy mô và tiềm năng phát triển vượt bậc, đang trở thành một trong những cơ hội vàng cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
MỸ – Theo viện Công cụ Cắt gọt kim loại Mỹ (U.S. Cutting Tool Institute), vào giữa năm 2024, các đơn đặt hàng về công cụ cắt gọt kim loại của các nhà sản xuất đã phải đối mặt với tình trạng phát triển chậm, làm giảm kỳ vọng về mức tăng trưởng nhu cầu trong nửa cuối năm 2024.
Copyright All @2019 - CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ TÂY NINH