Ngày 08 tháng 8 năm 2024, Ủy ban Châu Âu (EC) đã bàn hành Thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá (CBPG) đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ai Cập, Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam, nhập khẩu vào Liên minh Châu Âu (EU). Một số thông tin về vụ việc như sau:
- Ngày nhận Hồ sơ yêu cầu: 24 tháng 6 năm 2024.
- Ngày ban hành Thông báo khởi xướng: 08 tháng 8 năm 2024.
- Bên yêu cầu: Hiệp hội Thép Châu Âu.
- Hàng hóa bị điều tra: Thép cán nóng
- Một số hàng hóa được loại trừ: (1) Thép không gỉ hoặc thép điện silicon định hướng hạt; (2) Thép công cụ và thép công cụ có độ cứng lớn chuyên dụng; (3) Thép không ở dạng cuộn, không có hoa văn nổi, có độ dày lớn hơn 10 mm và khổ rộng từ 600 mm trở lên; và (4) Thép không ở dạng cuộn, không có hoa văn nổi, có độ dày từ 4,75 mm trở lên nhưng không quá 10 mm và có khổ rộng từ 2050 mm trở lên.
- Giai đoạn điều tra bán phá giá: Từ ngày 01/4/2023 đến ngày 31/3/2024
- Giai đoạn điều tra thiệt hại: Từ ngày 01/01/2021 đến ngày 31/3/2024
Trong Thông báo khởi xướng, EC đã cung cấp chi tiết các nội dung liên quan tới Bên yêu cầu, hàng hóa bị điều tra, cáo buộc bán phá giá, thiệt hại và mối quan hệ nhân quả, cáo buộc về can thiệp giá nguyên liệu đầu vào, quy trình thủ tục điều tra và các thời hạn liên quan, các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan, hướng dẫn về các thủ tục tải và đăng tải tài liệu trên hệ thống điện tử TRON của EC.
Cục PVTM khuyến nghị Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra nghiên cứu kỹ các thông tin tài liệu gửi kèm, hợp tác đầy đủ toàn diện với EC để cung cấp các thông tin, tài liệu theo đúng thể thức và thời hạn quy định, thường xuyên phối hợp, cung cấp thông tin để nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ Cục PVTM.
Nguồn: Cục Phòng vệ Thương mại https://pvtm.gov.vn
Thận trọng và chủ động vào thời điểm này sẽ giúp Việt Nam bảo vệ hàng xuất khẩu sang EU và giữ gìn uy tín quốc tế của hàng hóa Việt Nam trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng biến động
Theo Quyết định 914/QĐ-BCT của Bộ Công Thương, mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cao nhất là 37,13% đối với hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc và 15,67% đối với hàng hóa xuất xứ từ Hàn Quốc…
Ấn Độ đang vạch ra kế hoạch áp thuế thương mại toàn diện chỉ một tuần sau khi Tổng thống Donald Trump áp thuế đối với tất cả nhôm và thép nhập khẩu của Mỹ
2025 sẽ là một năm có nhiều thách thức nhưng cũng đầy cơ hội đối với ngành thép Việt Nam.
Việc Mỹ áp thuế lên mặt hàng thép vừa tạo cơ hội trong ngắn hạn nhưng cũng tạo sức ép lên ngành thép Việt Nam.
TCCT Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định về việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Trung Quốc, mức thuế tạm thời từ 19,38% đến 27,83%
(VNF) - Năm 2024 đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam khi GDP danh nghĩa đạt khoảng 476,3 tỷ USD, tốc độ tăng tưởng 7,09%
Copyright All @2019 - CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ TÂY NINH