Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 6/2024 (từ ngày 01/6 đến ngày 15/6/2024) đạt 31,13 tỷ USD, giảm 4,9% (tương ứng giảm 1,61 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 5/2024.
Kết quả đạt được trong nửa đầu tháng 6/2024 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15/6/2024 đạt 336,48 tỷ USD, tăng 16,2% (tương ứng tăng 46,81 tỷ USD về số tuyệt đối) so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 227,06 tỷ USD, tăng 13,7% (tương ứng tăng 27,42 tỷ USD).
"Trong nửa đầu tháng 6/2024, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 327 triệu USD. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/6/2024, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 9,07 tỷ USD", thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết.
Về xuất khẩu, tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong nửa đầu tháng 6/2024 đạt 15,73 tỷ USD, giảm 10,4% (tương ứng giảm 1,83 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 2 tháng 5/2024.
Trị giá xuất khẩu trong kỳ 1 tháng 6/2024 giảm so với kỳ 2 tháng 5/2024 ở một số nhóm hàng sau: điện thoại các loại và linh kiện giảm 449 triệu USD, tương ứng giảm 18,1%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác giảm 297 triệu USD, tương ứng giảm 12,7%; sắt thép các loại giảm 239 triệu USD, tương ứng giảm 45,2%; phương tiện vận tải và phụ tùng giảm 144 triệu USD, tương ứng giảm 21,2%...
Như vậy, tính đến hết 15/6/2024, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 172,78 tỷ USD, tăng 15,2% tương ứng tăng 22,78 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2023.
Trong đó, một số nhóm hàng tăng như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 6,97 tỷ USD, tương ứng tăng 30,4%; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 2,94 tỷ USD, tương ứng tăng 16,3%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 2,51 tỷ USD, tương ứng tăng 11,4%; máy ảnh máy quay phim và linh kiện tăng 1,35 tỷ USD, tương ứng tăng 55%... so với cùng kỳ năm 2023.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ 1 tháng 6/2024 đạt 11,31 tỷ USD, giảm 10,7% tương ứng giảm 1,35 tỷ USD so với kỳ 2 tháng 5/2024. Tính đến hết ngày 15/6/2024, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của nhóm các doanh nghiệp này đạt 123,45 tỷ USD, tăng 13,2%, tương ứng tăng 14,42 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, chiếm 72% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.
Về nhập khẩu, tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 6/2024 đạt 15,4 tỷ USD, tăng 1,5% (tương ứng tăng 221 triệu USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 5/2024.
Trị giá nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 1 tháng 6/2024 tăng so với kỳ 2 tháng 5/2024 chủ yếu ở một số nhóm hàng sau: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 560 triệu USD, tương ứng tăng 14,1%; thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng 67 triệu USD, tương ứng tăng 37,1%.
Như vậy, tính đến hết 15/6/2024, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 163,71 tỷ USD, tăng 17,2% (tương ứng tăng 24,03 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2023.
Trong đó một số nhóm hàng tăng mạnh như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 9,55 tỷ USD, tương ứng tăng 27%; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 2,64 tỷ USD, tương ứng tăng 14,8%; sắt thép các loại tăng 1,18 tỷ USD, tương ứng tăng 27,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ này đạt 9,93 tỷ USD, tăng 2,6% (tương ứng tăng 249 triệu USD) so với kỳ 2 tháng 5/2024. Tính đến hết ngày 15/6/2024, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm các doanh nghiệp này đạt 103,61 tỷ USD, tăng 14,3% (tương ứng tăng 13 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 63,3% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.
Việt Hằng
Nguồn "Tạp chí Công Thương"
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu tăng từ 35 tỷ euro vào năm 2019 lên tới hơn 48 tỷ euro vào năm 2023.
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội mà Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025.
Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục giám sát tình hình nhập khẩu một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội từ các nguồn vào Việt Nam.
ia công kim loại bằng máy CNC (1) được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau vì độ chính xác, độ tin cậy, tốc độ và hiệu quả cao
Thị trường Halal, với quy mô và tiềm năng phát triển vượt bậc, đang trở thành một trong những cơ hội vàng cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
MỸ – Theo viện Công cụ Cắt gọt kim loại Mỹ (U.S. Cutting Tool Institute), vào giữa năm 2024, các đơn đặt hàng về công cụ cắt gọt kim loại của các nhà sản xuất đã phải đối mặt với tình trạng phát triển chậm, làm giảm kỳ vọng về mức tăng trưởng nhu cầu trong nửa cuối năm 2024.
(Chinhphu.vn) - Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, ngân hàng Standard Chartered nâng mức dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,8% (từ mức 6,0%) nhờ kết quả GDP của quý 3 khả quan hơn dự kiến.
Copyright All @2019 - CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ TÂY NINH