T
Nhằm tạo đột phá trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển đất nước trong bối cảnh phát triển nhanh, mạnh mẽ của khoa học công nghệ và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện hiệu quả một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học công lập và ngoài công lập (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục đại học) nghiên cứu thành lập các đơn vị chuyên môn chuyên biệt (trường, khoa, bộ môn…) để ưu tiên tập trung đào tạo và nghiên cứu về vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây.
Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học rà soát, đổi mới chương trình đào tạo; xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên các chuyên ngành trong các lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây…; tăng cường ứng dụng công nghệ nhất là ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong dạy và học; đẩy mạnh hợp tác với doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục đại học, các cơ quan nghiên cứu có uy tín trong và ngoài nước để đào tạo, nghiên cứu và phát triển công nghệ cao, nhất là các lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây…
Khẩn trương hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển những ngành công nghệ cao, công nghiệp nền tảng.
Xây dựng Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo, định hướng, thúc đẩy đào tạo nhân lực cho các ngành vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây…
Khẩn trương hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050"; trong đó có nội hàm về trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây.
Thúc đẩy việc hình thành, phát triển hệ sinh thái, các trung tâm đổi mới sáng tạo, ươm tạo, mạng lưới đổi mới sáng tạo các lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây…
Chủ động rà soát, ưu tiên các chương trình nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây… gắn với đào tạo tài năng, đào tạo các chuyên gia, nhà khoa học lớn tại các cơ sở giáo dục đại học.
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, hoàn thiện các cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút nhân tài khoa học và công nghệ từ nước ngoài và từ khu vực công nghiệp về cộng tác, giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học, nhất là các bộ môn bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây…
Khẩn trương hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030, định hướng tới năm 2050;
Chủ động xây dựng kế hoạch triển khai Chiến lược trong đó ưu tiên phát triển các trung tâm tính toán dữ liệu lớn để hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây…
Trực tiếp quản lý các cơ sở giáo dục đại học chỉ đạo, hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học phát triển đào tạo nhân lực chất lượng cao các lĩnh vực công nghệ cao, nhất là vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây…
Chủ động, tích cực thu hút đầu tư để phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây…
Chủ động tham gia và tăng cường hợp tác chặt chẽ trong mối quan hệ giữa Nhà nước, nhà trường, nhà doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo, phát triển nguồn nhân lực các lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây…
Chỉ đạo, hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc phát triển đào tạo nhân lực chất lượng cao các ngành công nghệ cao, nhất là vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây.
Trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc, tổ chức thực hiện các nội dung Công điện này.
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao đôn đốc việc thực hiện Công điện này; chủ động nắm tình hình triển khai thực hiện Công điện để kịp thời đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Xuân AnTheo dự thảo Đề án “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050” (Đề án) ước tính đến năm 2030 Việt Nam cần khoảng 15.000 kỹ sư thiết kế, 35.000 kỹ sư làm việc trong các nhà máy sản xuất chip bán dẫn (tức là cần 50.000 kỹ sư thiết kế, sản xuất, lắp ráp, đóng gói, kiểm thử chip).
Việt Nam hiện đang thu hút ngày càng nhiều tập đoàn lớn trong ngành bán dẫn của Nhật Bản, Hàn Quốc và đặc biệt là các tập đoàn của Hoa Kỳ như Intel, Amkor trong mảng đóng gói, kiểm thử; Marvell, Qorvo, Qualcomm trong mảng thiết kế; Synopsys, Cadence trong việc cung cấp công cụ thiết kế chip bán dẫn... Đây cũng là minh chứng cho thấy sự thuận lợi của môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam với các nhà đầu tư ngành bán dẫn.
Đào tạo nguồn nhân lực là bước chuẩn bị quan trọng cho sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam có khoảng 240 trường đại học, trong đó gần 160 trường có chuyên ngành đào tạo kỹ thuật, có khả năng chuyển đổi để đào tạo nhân lực bán dẫn; 35 cơ sở đào tạo đang đào tạo các ngành có liên quan đến công nghiệp bán dẫn.
Trong 20 năm qua, Việt Nam đã đào tạo ra hàng trăm nghìn lập trình viên, hàng triệu nhân lực công nghệ thông tin. Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện hạ tầng, thể chế, tăng cường hợp tác quốc tế cho đào tạo nhân lực bán dẫn với cơ chế, chính sách ưu đãi, đặc thù... Đây là cơ sở quan trọng khẳng định khả năng đào tạo 50.000-100.000 nhân lực ngành bán dẫn đến năm 2030.
Dự báo trong 5 năm tới, mỗi năm cần khoảng 20.000 và 10 năm tới mỗi năm cần khoảng 50.000 nhân lực có trình độ đại học trở lên. Còn theo số liệu từ Cổng thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Việt Nam hiện có hơn 5.570 kỹ sư thiết kế vi mạch bán dẫn.
(VNF) - Ông Michael Kokalari, CFA Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường VinaCapital đã đánh giá: “Việt Nam là một trong 3 quốc gia trên thế giới có mối liên kết chặt chẽ nhất với Mỹ về mặt kinh tế, và mức tiêu dùng mạnh mẽ của Mỹ đang thúc đẩy sự phục hồi của xuất khẩu, sản xuất và tăng trưởng GDP của Việt Nam”.
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là một trong những Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới có hiệu lực thực thi đầu tiên.
7 tháng đầu năm 2024, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu sắt thép lớn nhất của Việt Nam với 1,11 triệu tấn, tăng 89% so với cùng kỳ năm trước
Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, việc mở rộng thị trường xuất khẩu là yếu tố quyết định để tăng cường giá trị kinh tế của các sản phẩm vật liệu xây dựng.
Mặc dù sản xuất thép của Việt Nam hiện đứng vị trí thứ 13 thế giới và đứng đầu khu vực ASEAN. Tuy nhiên, ngành thép còn có những điểm nghẽn mang tính dài hạn.
Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN. Trung Quốc cũng là nhà đầu tư FDI dẫn đầu về số dự án đăng ký mới vào Việt Nam trong 7 tháng đầu năm nay.
Trước bức tranh lợi nhuận quý II tăng trưởng tích cực của ngành thép, VCBS nhận định những lợi thế và điểm sáng hiện của ngành chỉ là nhất thời, không thực sự bền vững do một số chính sách mới ban hành tại EU sẽ có tác động bất lợi tới hoạt động xuất khẩu, giá nguyên vật liệu giảm mạnh giảm nhanh vào cuối quý II cũng có thể tạo ra áp lực trích lập giảm giá hàng tồn kho trong quý III
Copyright All @2019 - CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ TÂY NINH