Sản lượng thép cuộn cán nóng quý II/2024 giảm 10% so với quý I/2024 đến từ những khó khăn trong tiêu thụ tại cả thị trường nội địa và xuất khẩu.
Ngành sản xuất thép cuộn cán nóng (HRC) của Việt Nam đang đứng trước loạt thách thức nghiêm trọng, không chỉ từ sự cạnh tranh khốc liệt của thép nhập khẩu giá rẻ mà còn nguy cơ bị Ủy ban châu Âu (EC) điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Đây là ''sóng gió kép'', khó khăn chồng chất với ngành thép trong nước.
Nguy cơ bị EU điều tra chống bán phá giá
Ngày 30/7/2024, Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) thông báo Ủy ban Châu Âu (EC) đã tiếp nhận hồ sơ hợp lệ yêu cầu điều tra chống bán phá giá đối với thép dẹt cán nóng bằng sắt, thép không hợp kim hoặc thép hợp kim khác nhập khẩu vào Liên minh châu Âu có xuất xứ từ Việt Nam.
Cục Phòng vệ thương mại cho hay, nếu EC khởi xướng điều tra, các bên liên quan sẽ nhận được tài liệu gồm đơn yêu cầu, quyết định khởi xướng và bản câu hỏi điều tra. Phía EC yêu cầu cung cấp thông tin chi tiết về các nhà xuất khẩu thép trước ngày 5/8/2024. Trước thông báo trên, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm bị yêu cầu điều tra theo dõi vụ việc và có phương án ứng phó phù hợp.
Trước đó, ngày 29/7, Bộ Công Thương đã quyết định khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép HRC từ Trung Quốc và Ấn Độ, sau khi xem xét đơn yêu cầu từ các nhà sản xuất thép HRC trong nước là Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh cùng ý kiến của các doanh nghiệp liên quan. Động thái này được các chuyên gia trong ngành đánh giá là cần thiết và kịp thời nhằm bảo vệ sản xuất trong nước theo đúng các quy định pháp luật.
Áp lực từ hàng nhập khẩu giá rẻ
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, nhu cầu thép cán nóng trong nước ước tính khoảng 12 - 13 triệu tấn mỗi năm. Đây là nguyên liệu thượng nguồn sản xuất các sản phẩm tôn thép mạ kẽm, mạ lạnh, mạ màu, ống thép, các sản phẩm thép khác được sử dụng trong nhiều ứng dụng của ngành xây dựng, cơ khí và các ngành công nghiệp khác. Tuy nhiên, đầu tư sản xuất loại thép này không dễ. Hiện Việt Nam có 2 doanh nghiệp là Hòa Phát và Formosa sản xuất thép HCR với tổng mức đầu tư lên đến hàng tỉ USD.
Cũng theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam, sản lượng thép cuộn cán nóng quý II/2024 giảm 10% so với quý I/2024 đến từ những khó khăn trong tiêu thụ tại cả thị trường nội địa và xuất khẩu.
Lượng thép cuộn cán nóng nhập khẩu giá thấp tràn vào thị trường Việt Nam trong nửa đầu năm 2024 tăng mạnh (6 triệu tấn, tăng gấp rưỡi cùng kỳ 2023 và vượt mức tăng trưởng toàn thị trường) gây nên sức ép lớn cho việc tiêu thụ thép cuộn cán nóng của Hòa Phát tại thị trường nội địa. Cùng với đó, giá sản phẩm thép HRC tại thị trường Việt Nam tuy có tăng lên trong tháng 2/2024 nhưng đã giảm liên tục từ tháng 3 đến hết quý II/2024.
Việc thép HRC giá rẻ ồ ạt tràn về Việt Nam, có thời điểm cao gần 200% sản xuất trong nước đã khiến các nhà sản xuất trong nước không thể khai thác hết công suất. Năm 2023, sản lượng thép cán nóng của Việt Nam chỉ đạt 6,7 triệu tấn, tương đương 79% công suất thiết kế, giảm mạnh so với mức 86% của năm 2021. Thị phần bán hàng nội địa sụt giảm nghiêm trọng từ 42% năm 2021 xuống còn 30% vào năm 2023.
Trước tình trạng gia tăng đột biến của thép nhập khẩu vào Việt Nam, ông Nghiêm Xuân Đa, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, đã kiến nghị Bộ Công Thương sớm tiến hành cuộc điều tra để làm rõ có hay không hành vi bán phá giá, biên độ phá giá và mức độ thiệt hại cho sản xuất trong nước. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xác định mức độ ảnh hưởng tới thị trường nhằm có biện pháp kịp thời bảo vệ ngành sản xuất trong nước.
Liên quan đến vụ việc này, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan để rà soát và nắm bắt tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng trong thời gian qua. Bộ Công Thương cần thực hiện các biện pháp phù hợp theo thẩm quyền, quy định pháp luật, nhằm bảo vệ lợi ích của ngành sản xuất trong nước, tuân thủ thông lệ quốc tế và tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng.
Các nước trong khu vực như Thái Lan và Indonesia đã áp dụng biện pháp phòng vệ với thép cán nóng Trung Quốc. Lượng sản xuất của Thái Lan, Indonesia chỉ đáp ứng lần lượt là 43% và 65% nhu cầu tiêu thụ mà từ năm 2019 hai quốc gia này đã có thuế chống bán phá giá bên cạnh thuế nhập khẩu tối huệ quốc (MFN) đang duy trì.
Trong khi đó, hiện nay năng lực sản xuất HRC của Việt Nam đã đáp ứng 70% nhu cầu tiêu thụ (8,5/12 triệu tấn) và hiện nay không có thuế nhập khẩu MFN và chưa có hàng rào thuế quan nào khác để bảo vệ sản xuất trong nước. Chính điều này đã khiến Việt Nam trở thành chỗ trũng cho hàng nhập khẩu.
Nguồn: www.chongbanphagia.vn
(VNF) - Ông Michael Kokalari, CFA Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường VinaCapital đã đánh giá: “Việt Nam là một trong 3 quốc gia trên thế giới có mối liên kết chặt chẽ nhất với Mỹ về mặt kinh tế, và mức tiêu dùng mạnh mẽ của Mỹ đang thúc đẩy sự phục hồi của xuất khẩu, sản xuất và tăng trưởng GDP của Việt Nam”.
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là một trong những Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới có hiệu lực thực thi đầu tiên.
7 tháng đầu năm 2024, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu sắt thép lớn nhất của Việt Nam với 1,11 triệu tấn, tăng 89% so với cùng kỳ năm trước
Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, việc mở rộng thị trường xuất khẩu là yếu tố quyết định để tăng cường giá trị kinh tế của các sản phẩm vật liệu xây dựng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 83/CĐ-TTg ngày 23/8/2024 về việc tăng cường đào tạo nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây
Mặc dù sản xuất thép của Việt Nam hiện đứng vị trí thứ 13 thế giới và đứng đầu khu vực ASEAN. Tuy nhiên, ngành thép còn có những điểm nghẽn mang tính dài hạn.
Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN. Trung Quốc cũng là nhà đầu tư FDI dẫn đầu về số dự án đăng ký mới vào Việt Nam trong 7 tháng đầu năm nay.
Copyright All @2019 - CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ TÂY NINH