Ngày 12/11, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 3011 về kết quả rà soát cuối kỳ áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội có xuất xứ từ Đài Loan (Trung Quốc), Indonesia, Malaysia và Trung Quốc (vụ việc ER02.AD01). Trên cơ sở kết quả rà soát, cùng với các quy định của WTO, Luật Quản lý ngoại thương, các văn bản hướng dẫn và ý kiến từ các bên liên quan, Bộ Công Thương quyết định chấm dứt và không gia hạn biện pháp chống bán phá giá đối với các sản phẩm này.
Bộ Công Thương quyết định chấm dứt và không gia hạn biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội có xuất xứ từ Đài Loan (Trung Quốc), Indonesia, Malaysia và Trung Quốc |
Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để tiếp tục giám sát tình hình nhập khẩu một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội từ các nguồn vào Việt Nam. Mục tiêu là kịp thời triển khai các biện pháp phù hợp, bảo vệ lợi ích của ngành sản xuất trong nước và người tiêu dùng, đồng thời tuân thủ các cam kết quốc tế và quy định pháp luật trong nước.
Theo báo cáo từ Hiệp hội Thép Việt Nam, Việt Nam hiện đứng thứ 12 thế giới và dẫn đầu khu vực ASEAN về sản xuất thép, với quy mô sản xuất có thể đạt 30 triệu tấn trong năm 2024. Tuy nhiên, ngành thép trong nước đang đối diện với nhiều thách thức, bao gồm sự sụt giảm của thị trường bất động sản, giá nguyên liệu tăng cao, và tình trạng tồn kho lớn.
Đặc biệt, ngành thép Việt Nam còn đứng trước nguy cơ mất thị trường nội địa do sự gia tăng thép nhập khẩu từ Trung Quốc - quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu thép sang Việt Nam. Trong năm 2023, lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam đạt 8,2 triệu tấn, tương đương hơn 5,6 tỷ USD, chiếm 62% tổng lượng và 54% tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của cả nước
Nguồn: https://nguoiquansat.vn/Theo báo cáo mới đây của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam góp mặt trong Top 30 nền kinh tế xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới, đứng ở vị trí 23
Chính sách thương mại và thuế quan mới của Mỹ đặt ra nhiều dấu hỏi giữa lúc hợp tác kinh doanh Việt - Mỹ đang bắt đầu nở rộ.
Kênh xuất khẩu của Thép Nam Kim (NKG) trong tháng 10/2024 vượt trội mạnh mẽ so với thị trường chung. Trong khi đó, tiêu thụ nội địa của Tập đoàn Hoà Phát (HPG) và Tập đoàn Hoa Sen (HSG) tăng trưởng ấn tượng.
AI sẽ sớm đóng vai trò thống trị trong lực lượng lao động, nên các tổ chức cần bắt đầu học cách tích hợp AI trong một môi trường được kiểm soát từ bây giờ...
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA) giữa Việt Nam và các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) được ký kết chính thức cuối tháng 10/2024 vừa qua chắc chắn sẽ mở thêm nhiều cơ hội xuất khẩu sang thị trường UAE cho doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời tạo động lực cho các hợp tác kinh tế mới
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu tăng từ 35 tỷ euro vào năm 2019 lên tới hơn 48 tỷ euro vào năm 2023.
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội mà Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025.
Copyright All @2019 - CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ TÂY NINH