Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu tăng từ 35 tỷ euro vào năm 2019 lên tới hơn 48 tỷ euro vào năm 2023.
Tại hội thảo “Tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm chính ngạch sang thị trường châu Âu”, do Bộ Công Thương tổ chức ngày 18/11, ông Đinh Sỹ Minh Lăng, đại diện Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ cho rằng, sau 4 năm EVFTA có hiệu lực (từ 8/2020), EU hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá 4 năm ước tính đạt hơn 200 tỷ USD, tăng trưởng từ 12% đến 15%.
Các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu mạnh vào EU, gồm máy móc và thiết bị điện, giầy dép, thiết bị, lò phản ứng, thiết bị cơ khí, hàng may mặc và phụ kiện, sắt thép, cà phê, trà, gia vị…
Theo khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), EVFTA đã thúc đẩy đáng kể xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu, tăng vọt từ 35 tỷ euro vào năm 2019 lên tới hơn 48 tỷ euro vào năm 2023. Tăng trưởng được thể hiện rõ trong các lĩnh vực được cắt giảm thuế quan theo lộ trình khi EVFTA có hiệu lực.
Theo ông Đinh Sỹ Minh Lăng, xuất khẩu chính ngạch phức tạp hơn bởi yêu cầu nhiều giấy tờ và cao hơn do phải chịu nhiều loại thuế, phí. Tuy nhiên, hàng hoá lại được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo chất lượng, qua đó giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam.
Đặc biệt, khi tham gia chính ngạch, doanh nghiệp có thể tiếp cận được nhiều thị trường lớn, đặc biệt là các thị trường khó tính. Cùng đó, nhận được nhiều hỗ trợ từ nhà nước về chính sách, vốn góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và nền kinh tế.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Thành Hưng, chuyên gia kinh tế cao cấp, nguyên Tổ trưởng Tổ giúp việc Ban chỉ đạo quốc gia về Hội nhập quốc tế bày tỏ quan ngại, những điều chỉnh, quy định mới đây của EU ban hành đã, đang và sẽ tác động tới xuất khẩu của Việt Nam.
Đơn cử, ngày 13/05/2024 EU ban hành quy định quy trình mới về nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài. Theo đó, từ ngày 3/6/2024 tất cả doanh nghiệp có liên quan tới hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam vào EU đều phải khai báo dữ liệu trước khi hàng đến vào Hệ thống kiểm soát hàng hóa nhập khẩu (ICS2).
Đáng chú ý, tuân thủ hệ thống ICS2 là bắt buộc đối với tất cả các lô hàng quá cảnh qua bất kỳ quốc gia EU nào ngay cả khi điểm đến cuối cùng không phải là một phần của EU. Ví dụ với các lô hàng từ châu Á đến Vương quốc Anh quá cảnh qua một quốc gia thành viên EU.
Các hãng vận tải đường biển, đường thủy nội địa, đường bộ và đường sắt cũng cần cung cấp dữ liệu về hàng hóa được gửi đến hoặc qua EU trước khi hàng đến.
“Nếu các bên giao dịch chưa chuẩn bị sẵn sàng và không cung cấp dữ liệu theo yêu cầu của ICS2, hàng hóa của họ sẽ bị dừng ở biên giới EU và không được cơ quan Hải quan thông quan”, ông Hưng cảnh báo.
Doanh nghiệp Việt Nam nếu không nắm được các quy định này có khả năng phải hứng chịu hậu quả nghiêm trọng như: Các containers và lô hàng sẽ bị dừng tại biên giới với EU; hàng hoá sẽ không được thông quan bởi hải quan EU; hoặc các tờ khai không đầy đủ hoặc bị từ chối hoặc sẽ bị cấm vận vì không tuân thủ quy định của EU.
Các mặt hàng bị ảnh hưởng bởi quy định này gồm gia súc, cacao, cà phê, dầu cọ, cao su, đậu nành, gỗ và một số sản phẩm có nguồn gốc liên quan. Doanh nghiệp đưa các mặt hàng này vào thị trường EU và Bắc Âu phải chứng minh rằng các sản phẩm không có nguồn gốc từ đất rừng bị phá gần đây hoặc góp phần làm suy thoái rừng.
Ngoài ra, một trong những vấn đề mới và được quan tâm nhất hiện nay đối với hàng hóa xuất khẩu vào EU là Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) mà EU thí điểm áp dụng giai đoạn chuyển tiếp từ ngày 1/10/2024 và thực hiện đầy đủ từ năm 2026. EU đang triển khai kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu trở thành lục địa trung hòa khí carbon vào năm 2050.
Để đẩy mạnh xuất khẩu sang EU, ông Minh Lăng khuyến nghị doanh nghiệp chọn con đường chính ngạch nhằm nâng cao uy tín của doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam với tính pháp lý rõ ràng, rủi ro thấp hơn và có thể tiếp cận được nhiều thị trường lớn.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu, xác định thị trường mục tiêu, tiêu chuẩn, quy định của thị trường từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể. Chọn tiêu chuẩn phù hợp với sản phẩm và thị trường mục tiêu (ISO 9001, HACCP,...) từ đó xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, đào tạo nhân viên, cải tiến công nghệ.
(VNF) - Dù tình hình vĩ mô đã được cải thiện rất nhiều thông qua các con số nhưng nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn. Một trong những biểu hiện là chưa bao giờ tổng cầu thấp như hiện nay, doanh nghiệp hiện nay vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
THÔNG BÁO NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2025
Dự báo nhu cầu thép trên thị trường nội địa sẽ tăng trưởng tích cực trong năm 2025. Nhưng tốc độ tăng trưởng sản lượng xuất khẩu dự kiến sẽ giảm xuống và các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với biến số từ ngành thép Trung Quốc
Sáng ngày 8/1/2025, Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - Việt Nam và Viện Sáng kiến Việt Nam tổ chức hội thảo “Chính sách mới của Hoa Kỳ: Những tác động đến thương mại và đầu tư”
Năm 2025, Bộ Công Thương đã vạch ra 2 kịch bản để duy trì kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ - thị trường lớn nhất của nước ta
Công ty Comau đã giới thiệu sự kết hợp giữa tự động hóa và máy CNC năm trục được thiết kế nhằm mang lại tính linh hoạt, năng động, độ cứng và độ chính xác cao khi gia công các thành phần nhẹ kích thước lớn. Ví dụ như gầm xe ô tô hoặc khay pin được sản xuất bằng phương pháp đúc hoặc dập.
(Chinhphu.vn) - Nhờ có yếu tố nền tảng tốt trong nền kinh tế và các biện pháp hỗ trợ từ Chính phủ cho nhiều lĩnh vực trong nước, kinh tế Việt Nam đã vượt qua khó khăn, khởi sắc trong năm 2024.
Copyright All @2019 - CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ TÂY NINH