7 tháng đầu năm 2024, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu sắt thép lớn nhất của Việt Nam với 1,11 triệu tấn, tăng 89% so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, giá sắt thép xuất khẩu trung bình lũy kế từ đầu năm 2024 đến ngày 15/8 giảm 5,6% so với cùng kỳ, còn 732,9 USD/tấn. Điều này kéo kim ngạch xuất khẩu sắt thép của Việt Nam chỉ tăng 13% so với cùng kỳ, đạt 5,9 tỷ USD.
Nhìn chung, các tháng đầu năm lượng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam liên tục ở mức cao, ngoại trừ tháng 2 và tháng 6, các tháng còn lại đều đạt trên một triệu tấn. Riêng 15 ngày đầu tháng 8/2024, lượng sắt thép xuất khẩu đạt mức 531.780 tấn.
Tại các thị trường, cũng theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, lượng sắt thép xuất khẩu trong tháng 7/2024 là 1,04 triệu tấn, tăng 5% so với tháng trước; trị giá là 775 triệu USD, tăng 5%. Tính chung, lượng sắt thép xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2024 đạt 7,52 triệu tấn, tăng 17,7% và trị giá đạt 5,54 tỷ USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế 7 tháng đầu năm 2024, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu sắt thép lớn nhất của Việt Nam với 1,11 triệu tấn, tăng 89% so với cùng kỳ năm trước.
Italy là thị trường xuất khẩu sắt thép lớn thứ hai của Việt Nam với 922.692 tấn, tuy nhiên so với cùng kỳ lại giảm 12%. Campuchia đứng vị trí thứ 3 với 674.948 tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khối ASEAN, ngoài Campuchia, Việt Nam còn xuất khẩu sắt thép sang 5 thị trường khác. Bao gồm, xuất khẩu sắt thép sang Malaysia với 499.485 tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước; Indonesia với 356.492 tấn, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước; Singapore với 157.214 tấn, tăng 46% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam còn xuất khẩu sắt thép sang Philippines với 144.962 tấn, giảm 3,2% so với cùng kỳ năm trước và Thái Lan với 103.843 tấn, giảm 49,3% so với cùng kỳ năm trước.
Về kim ngạch, 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sắt thép sang Mỹ đạt kim ngạch 923 triệu USD, tăng 91,3% so với cùng kỳ năm trước. Đứng sau là Campuchia với 427 triệu USD, giảm 6% so với cùng kỳ năm trước; Italy với 578 triệu USD, giảm 23,9% so với cùng kỳ năm trước...
Trong khối ASEAN, sắt thép xuất khẩu sang Indoneisa đạt 237 triệu USD, giảm 10,6% so với cùng kỳ năm trước; sang Malaysia đạt 342 triệu USD, giảm 1% so với cùng kỳ năm trước; Thái Lan với 90 triệu USD, giảm 48% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu sắt thép sang Philippines đạt 75 triệu USD, giảm 16,6% so với cùng kỳ năm trước; sang Singapore đạt 84,9 triệu USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước.
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA) giữa Việt Nam và các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) được ký kết chính thức cuối tháng 10/2024 vừa qua chắc chắn sẽ mở thêm nhiều cơ hội xuất khẩu sang thị trường UAE cho doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời tạo động lực cho các hợp tác kinh tế mới
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu tăng từ 35 tỷ euro vào năm 2019 lên tới hơn 48 tỷ euro vào năm 2023.
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội mà Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025.
Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục giám sát tình hình nhập khẩu một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội từ các nguồn vào Việt Nam.
ia công kim loại bằng máy CNC (1) được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau vì độ chính xác, độ tin cậy, tốc độ và hiệu quả cao
Thị trường Halal, với quy mô và tiềm năng phát triển vượt bậc, đang trở thành một trong những cơ hội vàng cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
MỸ – Theo viện Công cụ Cắt gọt kim loại Mỹ (U.S. Cutting Tool Institute), vào giữa năm 2024, các đơn đặt hàng về công cụ cắt gọt kim loại của các nhà sản xuất đã phải đối mặt với tình trạng phát triển chậm, làm giảm kỳ vọng về mức tăng trưởng nhu cầu trong nửa cuối năm 2024.
Copyright All @2019 - CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ TÂY NINH