Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, việc mở rộng thị trường xuất khẩu là yếu tố quyết định để tăng cường giá trị kinh tế của các sản phẩm vật liệu xây dựng.
Xuất khẩu thép đạt 5,54 tỷ USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ
Theo Tổng cục Hải quan, lượng sắt thép xuất khẩu 7 tháng năm 2024 đạt 7,52 triệu tấn, tăng 17,7% và trị giá đạt 5,54 tỷ USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu sang EU (27 nước) đạt 2,41 triệu tấn, tăng 12%; ASEAN đạt 1,97 triệu tấn, giảm 2%; Hoa Kỳ đạt 1,12 triệu tấn, tăng 89,2% so với cùng kỳ năm trước.
Dù vậy, theo nhận định từ các chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nhiều biến động, việc thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm vật liệu xây dựng có giá trị kinh tế cao trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Để làm được điều này, Việt Nam cần triển khai các giải pháp đồng bộ, từ việc gỡ vướng mắc trong sản xuất đến việc tăng cường thu hút đầu tư và phát triển nguồn nguyên liệu.
Tại Hội nghị trực tuyến về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hồi tháng 6/2024 vừa qua, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhận định, những năm qua, ngành thép luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, xác định là một trong những ngành công nghiệp nền tảng quan trọng, cung cấp đầu vào cho các ngành kinh tế quan trọng khác như công nghiệp cơ khí chế tạo, công nghiệp xây dựng, công nghiệp quốc phòng…
Với sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự chủ động, nỗ lực của các doanh nghiệp, ngành thép đã đạt những kết quả quan trọng, là một trong những ngành công nghiệp tăng trưởng nhanh: Sản lượng thép tăng bình quân 14,25%/năm trong giai đoạn 2011-2022, đặc biệt giai đoạn 2016 - 2022 tăng mạnh 27,11 %/năm; Sản xuất thép thô, thép xây dựng, thép cán nguội đã cơ bản đáp ứng nhu cầu trong nước, trong đó sản xuất thép thô của Việt Nam hiện đứng vị trí thứ 13 thế giới và đứng đầu khu vực ASEAN.
Lượng sắt thép xuất khẩu 7 tháng năm 2024 đạt 7,52 triệu tấn, tăng 17,7% và trị giá đạt 5,54 tỷ USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước - Ảnh: Hòa Phát |
Cùng với đó, cơ cấu sản xuất thép chuyển dịch tích cực, gia tăng tỷ trọng sản lượng thép cán, yêu cầu chất lượng cao và giảm tỷ trọng sản lượng thép hình; Xuất khẩu tăng trưởng tốt (bình quân tăng gần 16%/năm) và chuyển dịch tích cực, gia tăng tỷ trọng xuất khẩu sang các thị trường có yêu cầu cao như Hoa Kỳ, EU; tăng tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng có hàm lượng chế biến chế tạo (thép cán và thép hình) và giảm tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng thép nguyên liệu.
Đặc biệt, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên còn cho rằng, các doanh nghiệp trong nước có bước phát triển đáng ghi nhận, trong đó có những doanh nghiệp tiêu biểu đầu tư lớn, công nghệ hiện đại; trong bối cảnh phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong nước vẫn chiếm ưu thế trong sản xuất thép hình (chiếm trên 60% tổng sản lượng sản xuất trong nước) và thép hợp kim (chiếm trên 70% tổng sản lượng).
Nhằm góp phần cải thiện hiệu quả sản xuất, mở ra cơ hội cho ngành vật liệu xây dựng Việt Nam chiếm lĩnh các thị trường quốc tế tiềm năng, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Chỉ thị 28/CT-TTg ngày 26/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng.
Chỉ thị nêu rõ vật liệu xây dựng bao gồm xi măng, thép xây dựng, gạch ốp lát, sứ vệ sinh, kính xây dựng và các loại vật liệu xây dựng khác có vai trò rất quan trọng, phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng, đô thị, nhà ở trong thiết kế và phát triển đất nước.
Các hoạt động sản xuất, tiêu thụ vật liệu xây dựng tác động đến việc giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động, bảo đảm an sinh xã hội.
Mở rộng thị trường và nâng cao giá trị xuất khẩu
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngành vật liệu xây dựng nước ta gặp rất nhiều khó khăn, sản lượng sản xuất, tiêu thụ và doanh thu đều giảm sút, dẫn đến nguy cơ tác động đến nền kinh tế và ảnh hưởng đến tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những thách thức trong ngành bao gồm: cơ chế chính sách còn có khoảng cách so với thực tiễn; chi phí nguyên vật liệu và sản xuất tăng cao; thị trường nội địa cạnh tranh gay gắt cộng với các quy định về hàng rào kỹ thuật tại các thị trường xuất khẩu; khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái liên quan đến vật liệu xây dựng vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Để khắc phục những hạn chế này, với chức năng và nhiệm vụ của mình, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định Bộ Công Thương sẽ thường xuyên rà soát, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó kịp thời, hiệu quả với các vụ việc phòng vệ thương mại sản phẩm ở nước ngoài; tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực và ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là năng lực nghiên cứu, phát triển sản phẩm, công nghệ sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng; hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản phẩm theo hướng xanh, tuần hoàn, phát thải cacbon thấp để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại Hội nghị trực tuyến về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng - Ảnh: moit.gov.vn |
“Bộ sẽ kịp thời thông tin tới doanh nghiệp, Hiệp hội về diễn biến thị trường xuất khẩu để doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp, định hướng tìm kiếm đơn hàng từ các thị trường; duy trì đều đặn các hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để kịp thời cập nhật, phổ biến thông tin về tình hình thị trường, các quy định, tiêu chuẩn, điều kiện của thị trường nước ngoài có thể tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu của ngành thép và khuyến nghị đối với các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp xuất nhập khẩu” – Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, việc mở rộng thị trường xuất khẩu là yếu tố quyết định để tăng cường giá trị kinh tế của các sản phẩm vật liệu xây dựng. Hiện nay, các sản phẩm như xi măng, sắt thép, và gạch men của Việt Nam đã có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, để duy trì và mở rộng thị phần, các doanh nghiệp cần đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) nhằm cải tiến sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường quốc tế.
Việc xây dựng thương hiệu và nâng cao giá trị thương hiệu cũng là một yếu tố quan trọng. Các doanh nghiệp cần tập trung vào việc xây dựng các chứng nhận chất lượng quốc tế, tăng cường quảng bá thương hiệu tại các thị trường mục tiêu, và tham gia vào các hội chợ triển lãm quốc tế để giới thiệu sản phẩm. Việc này không chỉ giúp nâng cao giá trị của sản phẩm, mà còn tạo dựng niềm tin và uy tín trong lòng khách hàng quốc tế.
Đáng chú ý, đại diện Hội vật liệu xây dựng Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp vật liệu xây dựng cần đầu tư nâng cấp, cải tạo chiều sâu đổi mới công nghệ, thiết bị của các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng hiện có để tiết giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
Việc mở rộng thị trường xuất khẩu là yếu tố quyết định để tăng cường giá trị kinh tế của các sản phẩm vật liệu xây dựng - Ảnh: Hòa Phát |
“Cần xây dựng cơ chế, chính sách để tạo môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển thị trường cho các sản phẩm vật liệu mới; đổi mới cơ chế, chính sách về khoa học công nghệ theo hướng giao quyền sở hữu và quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước đối với các đề tài, dự án cấp bộ, cấp Nhà nước.
Cùng với đó, các doanh nghiệp ngành thép cũng cần làm chủ công nghệ sản xuất các sản phẩm vật liệu mới; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ công nghệ trong các doanh nghiệp vật liệu; tăng cường hợp tác quốc tế, học tập, tiếp thu chuyển giao công nghệ sản xuất các vật liệu xây dựng mới từ các quốc gia phát triển…” - Phó Chủ tịch Hội vật liệu xây dựng Việt Nam Phạm Văn Bắc nêu quan điểm.
(VNF) - Dù tình hình vĩ mô đã được cải thiện rất nhiều thông qua các con số nhưng nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn. Một trong những biểu hiện là chưa bao giờ tổng cầu thấp như hiện nay, doanh nghiệp hiện nay vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
THÔNG BÁO NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2025
Dự báo nhu cầu thép trên thị trường nội địa sẽ tăng trưởng tích cực trong năm 2025. Nhưng tốc độ tăng trưởng sản lượng xuất khẩu dự kiến sẽ giảm xuống và các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với biến số từ ngành thép Trung Quốc
Sáng ngày 8/1/2025, Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - Việt Nam và Viện Sáng kiến Việt Nam tổ chức hội thảo “Chính sách mới của Hoa Kỳ: Những tác động đến thương mại và đầu tư”
Năm 2025, Bộ Công Thương đã vạch ra 2 kịch bản để duy trì kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ - thị trường lớn nhất của nước ta
Công ty Comau đã giới thiệu sự kết hợp giữa tự động hóa và máy CNC năm trục được thiết kế nhằm mang lại tính linh hoạt, năng động, độ cứng và độ chính xác cao khi gia công các thành phần nhẹ kích thước lớn. Ví dụ như gầm xe ô tô hoặc khay pin được sản xuất bằng phương pháp đúc hoặc dập.
(Chinhphu.vn) - Nhờ có yếu tố nền tảng tốt trong nền kinh tế và các biện pháp hỗ trợ từ Chính phủ cho nhiều lĩnh vực trong nước, kinh tế Việt Nam đã vượt qua khó khăn, khởi sắc trong năm 2024.
Copyright All @2019 - CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ TÂY NINH