Tập thể doanh nghiệp tôn mạ và ống thép lập luận, nếu áp thuế chống bán phá giá với HRC nhập khẩu từ Trung Quốc thì mặt bằng giá HRC nhập từ Trung Quốc sẽ tăng vì cộng thêm thuế chống bán phá giá.
Ngày 4/7, 8 doanh nghiệp tôn mạ và ống thép đã có đơn phản biện gửi Bộ Công Thương trong vụ việc Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh nộp hồ sơ đề nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ.
Các doanh nghiệp trong đơn, gồm: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen; Công ty cổ phần Thép TVP; Công ty cổ phần Tôn Đông Á; Công ty Cổ phần Thép Nam Kim; Công ty Tôn Phương Nam; Công ty cổ phần Thép Bình Dương’ Công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất Lê Phan Gia Bình Dương và Công ty cổ phần Thép Việt Thành Long An.
Trước đó, đại diện Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen thông tin, ngày 19/3/2024, Tập đoàn Hòa Phát và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã nộp cho Cục Phòng vệ thương mại hồ sơ đề nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ. Ngày 14/6, Cục Phòng vệ thương mại thông báo hồ sơ đề nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với HRC nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ đầy đủ và hợp lệ.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.
Đại diện 8 doanh nghiệp tôn mạ và ống thép cho rằng, nếu Việt Nam khởi xướng điều tra và áp thuế chống bán phá giá đối với HRC nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ thì việc này sẽ ảnh hưởng cực kỳ tiêu cực và nghiêm trọng đến toàn ngành sản xuất tôn mạ và ống thép Việt Nam nói riêng và cả nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Dẫn thêm số liệu, đại diện nhóm 8 doanh nghiệp này cho hay, hiệu suất sử dụng công suất của ngành sản xuất HRC tại Việt Nam trong năm 2022 và năm 2023 lần lượt là 74% và 82%, tỷ lệ tăng trưởng là 11%. Trong 6 tháng đầu năm 2024, hiệu suất sử dụng công suất của ngành sản xuất HRC tại Việt Nam đạt 84%, tăng trưởng 5% so với cùng kỳ năm 2023. Như vậy, hoàn toàn không có thiệt hại của ngành sản xuất HRC tại Việt Nam về hiệu suất sử dụng công suất vì hiệu suất sử dụng công suất ổn định ở mức rất cao là trên 80% và hiệu suất sử dụng công suất tăng trưởng liên tục từ năm 2022 đến hết 6 tháng đầu năm 2024.
Trong khi đó, từ dữ liệu Hải quan và Báo cáo Hiệp hội Thép Việt Nam cho thấy nhu cầu HRC của Việt Nam trong năm 2022 và năm 2023 lần lượt là 11.525.018 tấn và 11.593.973 tấn. Tuy nhiên, tổng công suất thiết kế sản xuất HRC tại Việt Nam hiện nay chỉ là 8,2 triệu tấn/năm.
Theo 8 doanh nghiệp tôn mạ và ống thép, nguồn cung HRC nội địa từ Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh trong năm 2022 và năm 2023 lần lượt là 4.887.820 tấn và 3.402.704 tấn, chỉ đáp ứng được lần lượt là 42% và 29% nhu cầu HRC tại Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 2023 và nửa đầu năm 2024, nhu cầu HRC tại Việt Nam lần lượt là 4.992.657 tấn và 7.429.755 tấn, nguồn cung HRC nội địa lần lượt là 1.696.004 tấn và 2.131.026 tấn, chỉ đáp ứng được lần lượt là 34% và 29% nhu cầu HRC tại Việt Nam.
Từ số liệu trên, đại diện 8 doanh nghiệp tôn mạ và ống thép khẳng định, nguồn cung HRC nội địa hiện không đáp ứng đủ nhu cầu HRC tại Việt Nam còn thể hiện qua việc mặc dù Hòa Phát là 1 trong 2 nhà sản xuất HRC tại Việt Nam nhưng các công ty con của Hòa Phát vẫn phải nhập khẩu HRC từ Trung Quốc với số lượng lớn và ngày càng tăng tính đến hết tháng 3/2024.
Ngoài ra, đại diện 8 doanh nghiệp tôn mạ và ống thép lập luận, nếu Việt Nam áp thuế chống bán phá giá đối với HRC nhập khẩu từ Trung Quốc thì mặt bằng giá HRC nhập khẩu từ Trung Quốc chắc chắn sẽ tăng lên vì cộng thêm tiền thuế chống bán phá giá, như vậy nguồn cung HRC từ Trung Quốc chắc chắn sẽ giảm xuống.
Trong khi đó, cung HRC nội địa từ Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh hiện “Không” đáp ứng được nhu cầu HRC của Việt Nam. Hệ quả tất yếu là nguồn cung HRC vốn đã không đáp ứng đủ nhu cầu sẽ càng thiếu hụt trầm trọng nếu Việt Nam áp thuế chống bán phá giá đối với HRC nhập khẩu từ Trung Quốc. Khi đó, theo quy luật cung cầu, giá HRC nội địa mua từ Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh chắc chắn sẽ tăng thêm bằng mức thuế chống bán phá giá so với mặt bằng giá HRC khi không có thuế chống bán phá giá.
Do vậy, theo đại diện 8 doanh nghiệp tôn mạ và ống thép, phần giá tăng thêm do áp thuế chống bán phá giá đối với HRC nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ sẽ là lợi nhuận ròng tăng thêm cho Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh. Phần lợi nhuận tăng thêm này chính là khoản tiền mà người mua tại Việt Nam (bao gồm các doanh nghiệp tôn mạ và ống thép Việt Nam, các nhà thầu xây dựng, các chủ đầu tư công trình, người tiêu dùng cuối cùng…) phải trả thêm để mua được HRC và các loại thành phẩm được sản xuất từ HRC (tôn mạ, ống thép…) với số lượng như trước đây so với khi chưa có thuế chống bán phá giá.
“Các doanh nghiệp tôn mạ và ống thép Việt Nam tin tưởng rằng Bộ Công Thương sẽ đưa ra những quyết định khách quan, thấu tình đạt lý, phù hợp với quy định của pháp luật, bảo vệ cho quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp tôn mạ và ống thép Việt Nam,” đơn phản biện của đại diện 8 doanh nghiệp tôn mạ và ống thép bày tỏ.
Theo báo cáo vào tháng 4/2024 của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) về tình hình sản xuất - bán hàng thép cán nóng trong nước giai đoạn 2021-2023, nhu cầu HRC tại Việt Nam khoảng 12-13 triệu tấn/năm. Do có sự gia tăng đột biến nguồn thép nhập khẩu từ Trung Quốc, sản lượng tiêu thụ HRC tại thị trường nội địa trong các năm 2022, 2023 đã giảm mạnh, lần lượt ở mức 19% và 43%.
Cũng theo VSA, công suất của các nhà máy sản xuất HRC trong nước hiện khoảng 8,5 triệu tấn. Năm 2023, sản xuất HRC chỉ đạt 6,7 triệu tấn (khoảng 79% công suất) và tiêu thụ nội địa đạt 3,3 triệu tấn trong khi lượng thép HRC nhập khẩu là 9,6 triệu tấn, cao gấp 3 lần lượng tiêu thụ nội địa và cao gấp 1,5 lần lượng sản xuất trong nước. Trong quý 1/2024, lượng HRC nhập khẩu từ Trung Quốc tăng đột biến lên mức 2,2 triệu tấn./.
Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập – VCCI www.trungtamwto.vn
Năm 2024, hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tiếp tục đối diện nhiều vụ điều tra phòng vệ thương mại, đe dọa vị thế cạnh tranh.
Các thành phần dây lạnh TIG hiện đã có sẵn cho Fronius iWave. Sự đổi mới tiên phong nằm ở khả năng điều khiển thông minh. Với gói hàn TIG DynamicWire mới được cấp bằng sáng chế, ngay cả những người nghiệp dư cũng có thể dễ dàng tạo ra các mối hàn TIG hoàn hảo. Điều này là do bộ điều khiển dây động luôn chọn đúng tốc độ di chuyển. Quy trình thích ứng với thợ hàn, chứ không phải ngược lại!
(Chinhphu.vn) - Kết quả các chỉ số tăng trưởng của ngành trong 10 tháng năm 2024 của Bộ Công Thương cơ bản tiệm cận và đạt cao hơn so với mục tiêu, kế hoạch Chính phủ giao trong năm 2024. Như vậy, Bộ Công Thương dự kiến trong năm 2024 sẽ hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao.
Tọa đàm: "Đa dạng thị trường, phát triển sản phẩm cơ khí" do Tạp chí Công Thương tổ chức sẽ phát trực tuyến trên nền tảng Tạp chí Công Thương điện tử và Fanpage Tự hào hàng Việt Nam vào 9h30 ngày 09/12/2024.
Trong 11 tháng, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 24,31 tỷ USD
Theo báo cáo mới đây của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam góp mặt trong Top 30 nền kinh tế xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới, đứng ở vị trí 23
Chính sách thương mại và thuế quan mới của Mỹ đặt ra nhiều dấu hỏi giữa lúc hợp tác kinh doanh Việt - Mỹ đang bắt đầu nở rộ.
Copyright All @2019 - CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ TÂY NINH