Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 6/2024 (từ ngày 01/6 đến ngày 15/6/2024) đạt 31,13 tỷ USD, giảm 4,9% (tương ứng giảm 1,61 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 5/2024.
Kết quả đạt được trong nửa đầu tháng 6/2024 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15/6/2024 đạt 336,48 tỷ USD, tăng 16,2% (tương ứng tăng 46,81 tỷ USD về số tuyệt đối) so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 227,06 tỷ USD, tăng 13,7% (tương ứng tăng 27,42 tỷ USD).
"Trong nửa đầu tháng 6/2024, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 327 triệu USD. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/6/2024, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 9,07 tỷ USD", thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết.
Về xuất khẩu, tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong nửa đầu tháng 6/2024 đạt 15,73 tỷ USD, giảm 10,4% (tương ứng giảm 1,83 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 2 tháng 5/2024.
Trị giá xuất khẩu trong kỳ 1 tháng 6/2024 giảm so với kỳ 2 tháng 5/2024 ở một số nhóm hàng sau: điện thoại các loại và linh kiện giảm 449 triệu USD, tương ứng giảm 18,1%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác giảm 297 triệu USD, tương ứng giảm 12,7%; sắt thép các loại giảm 239 triệu USD, tương ứng giảm 45,2%; phương tiện vận tải và phụ tùng giảm 144 triệu USD, tương ứng giảm 21,2%...
Như vậy, tính đến hết 15/6/2024, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 172,78 tỷ USD, tăng 15,2% tương ứng tăng 22,78 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2023.
Trong đó, một số nhóm hàng tăng như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 6,97 tỷ USD, tương ứng tăng 30,4%; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 2,94 tỷ USD, tương ứng tăng 16,3%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 2,51 tỷ USD, tương ứng tăng 11,4%; máy ảnh máy quay phim và linh kiện tăng 1,35 tỷ USD, tương ứng tăng 55%... so với cùng kỳ năm 2023.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ 1 tháng 6/2024 đạt 11,31 tỷ USD, giảm 10,7% tương ứng giảm 1,35 tỷ USD so với kỳ 2 tháng 5/2024. Tính đến hết ngày 15/6/2024, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của nhóm các doanh nghiệp này đạt 123,45 tỷ USD, tăng 13,2%, tương ứng tăng 14,42 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, chiếm 72% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.
Về nhập khẩu, tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 6/2024 đạt 15,4 tỷ USD, tăng 1,5% (tương ứng tăng 221 triệu USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 5/2024.
Trị giá nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 1 tháng 6/2024 tăng so với kỳ 2 tháng 5/2024 chủ yếu ở một số nhóm hàng sau: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 560 triệu USD, tương ứng tăng 14,1%; thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng 67 triệu USD, tương ứng tăng 37,1%.
Như vậy, tính đến hết 15/6/2024, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 163,71 tỷ USD, tăng 17,2% (tương ứng tăng 24,03 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2023.
Trong đó một số nhóm hàng tăng mạnh như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 9,55 tỷ USD, tương ứng tăng 27%; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 2,64 tỷ USD, tương ứng tăng 14,8%; sắt thép các loại tăng 1,18 tỷ USD, tương ứng tăng 27,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ này đạt 9,93 tỷ USD, tăng 2,6% (tương ứng tăng 249 triệu USD) so với kỳ 2 tháng 5/2024. Tính đến hết ngày 15/6/2024, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm các doanh nghiệp này đạt 103,61 tỷ USD, tăng 14,3% (tương ứng tăng 13 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 63,3% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.
Việt Hằng
Nguồn "Tạp chí Công Thương"
(VNF) - Năm 2024, kinh tế Việt Nam đã dần hồi phục nhưng chưa vững chắc khi cứ 10 doanh nghiệp mới thành lập lại có 8 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường
Dẫu còn nhiều khó khăn thách thức, thị trường thép trong nước đang chứng kiến xu hướng dần phục hồi trong các tháng cuối năm 2024.
TCCT Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm cáp thép dự ứng lực từ Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc.
(VNF) - Dù tình hình vĩ mô đã được cải thiện rất nhiều thông qua các con số nhưng nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn. Một trong những biểu hiện là chưa bao giờ tổng cầu thấp như hiện nay, doanh nghiệp hiện nay vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
Dự báo nhu cầu thép trên thị trường nội địa sẽ tăng trưởng tích cực trong năm 2025. Nhưng tốc độ tăng trưởng sản lượng xuất khẩu dự kiến sẽ giảm xuống và các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với biến số từ ngành thép Trung Quốc
Sáng ngày 8/1/2025, Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - Việt Nam và Viện Sáng kiến Việt Nam tổ chức hội thảo “Chính sách mới của Hoa Kỳ: Những tác động đến thương mại và đầu tư”
Năm 2025, Bộ Công Thương đã vạch ra 2 kịch bản để duy trì kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ - thị trường lớn nhất của nước ta
Copyright All @2019 - CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ TÂY NINH