Trưa ngày 13/10, tại trụ sở Chính phủ, ngay sau khi tiến hành hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã chứng kiến lễ trao các văn kiện hợp tác giữa hai nước.
Trong đó, có Bản ghi nhớ giữa Công ty Cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) với Công ty UnionPay International về việc triển khai dịch vụ thanh toán xuyên biên giới qua mã QR giữa Việt Nam - Trung Quốc.
Với sự hợp tác giữa NAPAS và UnionPay International, việc thanh toán quốc tế sẽ trở nên dễ dàng, giúp mở rộng thị trường và thúc đẩy du lịch, mua sắm quốc tế giữa hai quốc gia.
Trung Quốc có lượng khách tiềm năng lớn. Vì vậy việc triển khai thanh toán song phương qua mã QR với thị trường tỷ dân này sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng thị trường và thu hút khách hàng quốc tế thông qua việc chấp nhận thanh toán qua mã QR từ nhiều quốc gia khác nhau.
Thanh toán qua mã QR xuyên biên giới đang là giải pháp tiện lợi cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong việc thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế. Với công nghệ QR Code, người dùng có thể dễ dàng quét mã để thực hiện thanh toán mà không cần sử dụng tiền mặt hoặc thẻ tín dụng. Sản phẩm này giúp tăng cường tính tiện lợi, an toàn và tốc độ cho các giao dịch mua bán, du lịch và dịch vụ khác nhau trên phạm vi quốc tế.
Dịch vụ thanh toán xuyên biên giới qua mã QR giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ ra mắt, mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp và người tiêu dùng
Hiện nay, Việt Nam đã hoàn tất kết nối hệ thống thanh toán xuyên biên giới qua mã QR với Thái Lan, Campuchia và đang triển khai tiếp với Lào. Điều này cho phép người dân mỗi nước quét mã QR để trả tiền hàng hóa, dịch vụ an toàn, tiện lợi tại các nước này ngay trên ứng dụng di động ngân hàng Việt Nam và ngược lại.
Lợi ích lớn nhất của kênh thanh toán mới này là tạo thuận lợi cho khách hàng khi đi du lịch và công tác ở Thái Lan, Lào, Campuchia và Trung Quốc. Như vậy, người Việt thanh toán trên điện thoại thông minh ở nước ngoài sẽ tiện lợi hơn so với trả tiền mặt, không lo bị mất thẻ hay giảm thiểu rủi ro gian lận giao dịch khi thực hiện thanh toán.
Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh thanh toán xuyên biên giới còn giúp các ngành bán lẻ được hưởng lợi trong bối cảnh chi tiêu của người tiêu dùng dự kiến sẽ tăng, từ đó có thể thúc đẩy ngành du lịch.
Ngọc Châm
Tại Kết luận cuối cùng vụ việc rà soát lệnh áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nguội hoặc thép không hộ kim, Malaysia đã quyết định chấm dứt lệnh áp thuế chống bán phá giá với sản phẩm có xuất xứ hoặc nhập từ Việt Nam và Hàn Quốc.
Từ 23/6, nhiều mặt hàng gia dụng chứa thép nhập khẩu vào Mỹ như tủ lạnh, máy giặt, máy rửa bát… sẽ phải chịu mức thuế cao hơn, làm dấy lên lo ngại giá hàng tiêu dùng sẽ tăng cao trong thời gian tới.
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh Việt Nam sẵn sàng mở cửa thị trường, dành thêm ưu đãi cho hàng hóa xuất khẩu của Mỹ và đề nghị Mỹ có bước đi tương xứng
Ông Trump thông báo tăng thuế đối với nhôm, thép nhập khẩu lên 50%, gia tăng áp lực lên các nhà sản xuất toàn cầu.
Giá thép kỳ hạn và giá quặng sắt giảm tiếp khi mở cửa phiên giao dịch đầu tuần. Thông tin về việc Mỹ có thể áp thuế 50% với hàng hóa EU đã đè nặng lên tâm lý thị trường
Kể từ ngày 5/5/2025, Hòa Phát có thể xuất khẩu sản phẩm thép hộp (LWRPT) vào thị trường Hoa Kỳ và thực hiện quy trình tự chứng nhận xuất xứ mà không bị áp thuế chống bán phá giá.
Tại Hội nghị thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, các đại biểu khẳng định hàng hóa của Việt Nam không cạnh tranh trực tiếp với hàng hoá sản xuất tại Hoa Kỳ
Copyright All @2019 - CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ TÂY NINH