Tiếng ViệtEnglish
banner 1 banner 2 banner 3

Tin tức

HSBC: Kinh tế Việt Nam vượt qua khó khăn, khởi sắc trong năm 2024

03/01/2025 10:20 AM

(Chinhphu.vn) - Nhờ có yếu tố nền tảng tốt trong nền kinh tế và các biện pháp hỗ trợ từ Chính phủ cho nhiều lĩnh vực trong nước, kinh tế Việt Nam đã vượt qua khó khăn, khởi sắc trong năm 2024.
HSBC: Kinh tế Việt Nam vượt qua khó khăn, khởi sắc trong năm 2024- Ảnh 1.

Bà Yun Liu, Chuyên gia kinh tế về thị trường ASEAN tại HSBC - Ảnh: CNBC

Theo bà Yun Liu, Chuyên gia kinh tế về thị trường ASEAN tại HSBC, tăng trưởng của Việt Nam sẽ đạt 7% vào năm 2024 dựa trên nhiều yếu tố nền tảng tốt trong nền kinh tế. Đặc biệt, sự phục hồi mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất là trụ cột tăng trưởng và giúp Việt Nam gặt hái thành công trên thị trường toàn cầu trong 7-8 năm vừa qua.

Sau khởi đầu khó khăn trong quý I/2024, bức tranh kinh tế trong nước đã có nhiều điểm tích cực hơn khi đà phục hồi dần vững chắc qua từng tháng của năm. Cụ thể, tăng trưởng được cải thiện và bất ngờ tăng lên lần lượt 6,9% trong quý II và 7,4% trong quý III so với cùng kỳ năm trước.

Đã có những lo ngại rằng tác động của bão số 3 (Yagi), cơn bão mạnh nhất mà Việt Nam phải đối mặt trong 70 năm qua, sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng với những tác động chủ yếu tập trung vào ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Trong khi đó, sản xuất và thương mại vẫn kiên cường và tiếp tục dẫn đầu quá trình phục hồi.

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá tính chung 11 tháng năm 2024 tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, điều ấn tượng trong năm qua là sự phục hồi mạnh trong sản phẩm điện tử.

Theo chuyên gia kinh tế của HSBC, điểm đáng khích lệ là Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ các lĩnh vực trong nước. Việc cắt giảm thuế môi trường đối với nhiên liệu và cắt giảm thuế giá trị gia tăng đối với một số hàng hóa và dịch vụ sẽ kéo dài đến cuối năm 2024, trong khi Luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực từ tháng 8 được kỳ vọng sẽ góp phần củng cố triển vọng cho thị trường bất động sản.

Chính sách tài khóa và tiền tệ có khả năng sẽ vẫn mang tính thích ứng để giúp tăng tốc quá trình phục hồi kinh tế, nhằm đưa Việt Nam đạt được những mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà Chính phủ đã đề ra cho năm nay, tạo tiền đề vững chắc cho năm 2025.

ột điểm sáng nữa đối với kinh tế Việt Nam trong năm qua là việc các doanh nghiệp FDI hiện hữu tiếp tục đưa ra các cam kết về đầu tư thêm vốn, hỗ trợ năng lực sản xuất đang mở rộng của Việt Nam.

Dòng vốn FDI vào lĩnh vực sản xuất cũng có khả năng vẫn tiếp tục tăng trưởng, với chuyến thăm gần đây của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Hoa Kỳ đã mở ra ý định đầu tư từ nhiều công ty, điển hình như Meta. Shunsin, một công ty con của Foxconn, được cho là đã xin giấy phép đầu tư 80 triệu USD để sản xuất mạch tích hợp tại tỉnh Bắc Giang, cho thấy năng lực sản xuất tại Việt Nam đang được cải thiện.

Không chỉ riêng sản xuất điện tử mà cả những lĩnh vực giá trị gia tăng cao cũng đã thu hút sự quan tâm từ các tập đoàn đa quốc gia như Google dự định mở văn phòng tại Việt Nam vào tháng 4/2025 và NVIDIA mở trung tâm R&D để phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) ở Việt Nam.

Chuyên gia HSBC nhận định, với những nỗ lực trong việc tăng cường quan hệ ngoại giao đối với các đối tác quốc tế cũng sẽ đóng vai trò động lực thúc đẩy dòng vốn đầu tư tiếp theo, như việc nâng cấp quan hệ với Pháp lên quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện và ký Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện với Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), .

Cần hỗ trợ chính sách thúc đẩy tiêu dùng trong nước

Theo HSBC, mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 được Quốc hội giao cho Chính phủ là 6,5-7%, phấn đấu 7-7,5%, phản ánh kỳ vọng về sự cải thiện trong hoạt động kinh tế trong năm sau.

Trên thực tế, có cơ sở để đặt ra kỳ vọng này. Ngành sản xuất đã thoát khỏi khó khăn một cách mạnh mẽ. Điều này đã hỗ trợ tăng trưởng xuất khẩu ở mức hai chữ số, với mức tăng trưởng lan toả ra đồng đều hơn ở các lĩnh vực như sản phẩm nông nghiệp.

Tiếp nối đà hồi phục, nhóm Nghiên cứu toàn cầu HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 lên 7% từ mức 6,5%, trong khi tiếp tục dự báo tăng trưởng GDP năm 2025 ở mức 6,5%.

Đề cập tới rủi ro, thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới, các chuyên gia HSBC cho rằng, Việt Nam là nền kinh tế chịu ảnh hưởng nhiều nhất trong các nước ASEAN từ nhu cầu tiêu dùng của Hoa Kỳ.

Do đó, Việt Nam sẽ dễ bị tổn thương nhất trước sự chậm lại trong chi tiêu của hộ gia đình Mỹ, cũng như sự thay đổi trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ cúng như các chính sách liên quan đến thương mại và hàng rào thuế quan.

Bên cạnh đó, một trong những trụ cột còn lại là tiêu dùng bán lẻ trong nước đang phục hồi chậm hơn dự kiến ban đầu, với mức tăng trưởng doanh số bán lẻ vẫn thấp hơn xu hướng trước đại dịch và sự phục hồi chưa mấy rõ rệt.

Bà Yun Liu cho rằng, cần có thêm sự hỗ trợ từ chính sách để thúc đẩy tiêu dùng trong nước. "Tiêu dùng tư nhân vẫn theo xu hướng tăng trưởng, nhưng vẫn thấp hơn khoảng 10% so với mức tăng trưởng tiềm năng. Vì vậy, vẫn còn khoảng 10% tiềm năng chưa được khai thác, tôi cho rằng hiện tại cần thời gian để phần tiêu dùng trong nước có thể bắt kịp với sự phục hồi từ khu vực xuất khẩu", chuyên gia kinh tế HSBC bày tỏ./.

Thùy Dung

Nguồn: "Cổng Thông tin điện tử Chính phủ"
 

Thông tin khác

  • Máy CNC trung tâm năm trục tự động: gia công các bộ phận nhẹ với kích thước lớn

    Công ty Comau đã giới thiệu sự kết hợp giữa tự động hóa và máy CNC năm trục được thiết kế nhằm mang lại tính linh hoạt, năng động, độ cứng và độ chính xác cao khi gia công các thành phần nhẹ kích thước lớn. Ví dụ như gầm xe ô tô hoặc khay pin được sản xuất bằng phương pháp đúc hoặc dập.

  • Chủ động chuẩn bị rủi ro điều tra phòng vệ thương mại khi xuất khẩu sang Anh

    Các nhà xuất khẩu trong nước cần chuẩn bị tâm thế chủ động cho rủi ro phòng vệ thương mại bởi xuất khẩu dự kiến sẽ tăng trưởng nhanh chóng nhờ Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA).

  • 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

    Năm 2024, vượt qua nhiều khó khăn thách thức, kinh tế xã hội đất nước đã có bước phát triển tích cực với nhiều điểm sáng; hoàn thành toàn bộ 15/15 chỉ tiêu đề ra, tăng trưởng GDP hơn 7%, tạo đà, tạo lực, tạo khí thế, tạo niềm tin mới cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Trong thành tích chung đó, ngành Công Thương đã dồn sức, đồng lòng, chủ động, sáng tạo, đột phá để đóng góp chủ lực vào bức tranh tăng trưởng kinh tế với nhiều kết quả ngoạn mục

  • Phòng vệ thương mại "trợ lực" toàn diện cho sản xuất, xuất khẩu

    Năm 2024, việc sử dụng và ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại tiếp tục được triển khai hiệu quả để bảo vệ lợi ích của các ngành sản xuất, xuất khẩu, giúp doanh nghiệp giữ vững thị trường nội địa và mở rộng thị trường quốc tế.

  • Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ: Doanh nghiệp làm gì để vượt qua rào cản phòng vệ thương mại?

    Năm 2024, hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tiếp tục đối diện nhiều vụ điều tra phòng vệ thương mại, đe dọa vị thế cạnh tranh.

  • Hàn TIG dây lạnh

    Các thành phần dây lạnh TIG hiện đã có sẵn cho Fronius iWave. Sự đổi mới tiên phong nằm ở khả năng điều khiển thông minh. Với gói hàn TIG DynamicWire mới được cấp bằng sáng chế, ngay cả những người nghiệp dư cũng có thể dễ dàng tạo ra các mối hàn TIG hoàn hảo. Điều này là do bộ điều khiển dây động luôn chọn đúng tốc độ di chuyển. Quy trình thích ứng với thợ hàn, chứ không phải ngược lại!

  • Tăng trưởng xuất khẩu cao gấp 3 lần mục tiêu đề ra

    (Chinhphu.vn) - Kết quả các chỉ số tăng trưởng của ngành trong 10 tháng năm 2024 của Bộ Công Thương cơ bản tiệm cận và đạt cao hơn so với mục tiêu, kế hoạch Chính phủ giao trong năm 2024. Như vậy, Bộ Công Thương dự kiến trong năm 2024 sẽ hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao.