7 tháng đầu năm 2024, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu sắt thép lớn nhất của Việt Nam với 1,11 triệu tấn, tăng 89% so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, giá sắt thép xuất khẩu trung bình lũy kế từ đầu năm 2024 đến ngày 15/8 giảm 5,6% so với cùng kỳ, còn 732,9 USD/tấn. Điều này kéo kim ngạch xuất khẩu sắt thép của Việt Nam chỉ tăng 13% so với cùng kỳ, đạt 5,9 tỷ USD.
Nhìn chung, các tháng đầu năm lượng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam liên tục ở mức cao, ngoại trừ tháng 2 và tháng 6, các tháng còn lại đều đạt trên một triệu tấn. Riêng 15 ngày đầu tháng 8/2024, lượng sắt thép xuất khẩu đạt mức 531.780 tấn.
Tại các thị trường, cũng theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, lượng sắt thép xuất khẩu trong tháng 7/2024 là 1,04 triệu tấn, tăng 5% so với tháng trước; trị giá là 775 triệu USD, tăng 5%. Tính chung, lượng sắt thép xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2024 đạt 7,52 triệu tấn, tăng 17,7% và trị giá đạt 5,54 tỷ USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế 7 tháng đầu năm 2024, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu sắt thép lớn nhất của Việt Nam với 1,11 triệu tấn, tăng 89% so với cùng kỳ năm trước.
Italy là thị trường xuất khẩu sắt thép lớn thứ hai của Việt Nam với 922.692 tấn, tuy nhiên so với cùng kỳ lại giảm 12%. Campuchia đứng vị trí thứ 3 với 674.948 tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khối ASEAN, ngoài Campuchia, Việt Nam còn xuất khẩu sắt thép sang 5 thị trường khác. Bao gồm, xuất khẩu sắt thép sang Malaysia với 499.485 tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước; Indonesia với 356.492 tấn, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước; Singapore với 157.214 tấn, tăng 46% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam còn xuất khẩu sắt thép sang Philippines với 144.962 tấn, giảm 3,2% so với cùng kỳ năm trước và Thái Lan với 103.843 tấn, giảm 49,3% so với cùng kỳ năm trước.
Về kim ngạch, 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sắt thép sang Mỹ đạt kim ngạch 923 triệu USD, tăng 91,3% so với cùng kỳ năm trước. Đứng sau là Campuchia với 427 triệu USD, giảm 6% so với cùng kỳ năm trước; Italy với 578 triệu USD, giảm 23,9% so với cùng kỳ năm trước...
Trong khối ASEAN, sắt thép xuất khẩu sang Indoneisa đạt 237 triệu USD, giảm 10,6% so với cùng kỳ năm trước; sang Malaysia đạt 342 triệu USD, giảm 1% so với cùng kỳ năm trước; Thái Lan với 90 triệu USD, giảm 48% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu sắt thép sang Philippines đạt 75 triệu USD, giảm 16,6% so với cùng kỳ năm trước; sang Singapore đạt 84,9 triệu USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước.
Tại Kết luận cuối cùng vụ việc rà soát lệnh áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nguội hoặc thép không hộ kim, Malaysia đã quyết định chấm dứt lệnh áp thuế chống bán phá giá với sản phẩm có xuất xứ hoặc nhập từ Việt Nam và Hàn Quốc.
Từ 23/6, nhiều mặt hàng gia dụng chứa thép nhập khẩu vào Mỹ như tủ lạnh, máy giặt, máy rửa bát… sẽ phải chịu mức thuế cao hơn, làm dấy lên lo ngại giá hàng tiêu dùng sẽ tăng cao trong thời gian tới.
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh Việt Nam sẵn sàng mở cửa thị trường, dành thêm ưu đãi cho hàng hóa xuất khẩu của Mỹ và đề nghị Mỹ có bước đi tương xứng
Ông Trump thông báo tăng thuế đối với nhôm, thép nhập khẩu lên 50%, gia tăng áp lực lên các nhà sản xuất toàn cầu.
Giá thép kỳ hạn và giá quặng sắt giảm tiếp khi mở cửa phiên giao dịch đầu tuần. Thông tin về việc Mỹ có thể áp thuế 50% với hàng hóa EU đã đè nặng lên tâm lý thị trường
Kể từ ngày 5/5/2025, Hòa Phát có thể xuất khẩu sản phẩm thép hộp (LWRPT) vào thị trường Hoa Kỳ và thực hiện quy trình tự chứng nhận xuất xứ mà không bị áp thuế chống bán phá giá.
Tại Hội nghị thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, các đại biểu khẳng định hàng hóa của Việt Nam không cạnh tranh trực tiếp với hàng hoá sản xuất tại Hoa Kỳ
Copyright All @2019 - CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ TÂY NINH